Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google

Một con cá mập trắng bị bắt gặp đang dùng hàm rỉa một sợi cáp quang biển của tập đoàn Google. Chưa rõ nguyên nhân tại sao cá mập lại hành động như vậy.

Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google

Một đoạn video được ghi lại bởi các thợ lặn chuyên nghiệp cho thấy con cá mập trắng dùng hàm răng sắc nhọn từ từ nhai đoạn dây cáp.

Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của GoogleCon cá mập lượn lờ phía trên, sau đó lao xuống nhai đoạn dây cáp. Ảnh: Youtube

Con cá mập lượn lờ phía trên, sau đó lao xuống nhai đoạn dây cáp. Ảnh: Youtube

Sau khi xem đoạn video, tập đoàn Google phải cử thợ lặn chuyên nghiệp xuống đáy biển dùng Kevlar - vật liệu được sử dụng trong áo khoác chống đạn – để bọc toàn bộ hơn 160.000 km cáp quang nhằm tránh bị những con cá mập đến sau tấn công.

Loại cáp mà Google sử dụng được làm từ sợi thủy tinh, truyền dữ liệu qua đại dương nhờ tia laser. Giám đốc bộ phận sản phẩm của Google cho biết vật liệu này cho tốc độ đường truyền nhanh hơn 100 lần so với đồng.

Nếu những đoạn cáp quang nêu trên bị đứt, Internet tại nhiều quốc gia có thể bị chậm đi, nghiêm trọng hơn là mất kết nối.

Người ta không tìm được lý do tại sao những con cá mập lại hành động như vậy. Hồi năm 1985, răng của một con cá mập được phát hiện mắc sâu bên trong một sợi cáp quang thử nghiệm ngoài khơi bờ biển quần đảo Canary.

Sau đó, vào năm 1987, hệ thống cáp quang nối liền giữa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cũng bị cá mập cắn nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Thời điểm đó, một số người muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao cá mập thích “rỉa” cáp, bằng cách nhét một đoạn dây cáp vào họng một con cá mập, xem nó phản ứng như thế nào nhưng con vật tỏ ra không hứng thú.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.