Ca hiến tạng cứu người đầu tiên tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên

GD&TĐ - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tạng cứu sống cùng lúc 2 bệnh nhân từ một người chết não. Đây là trường hợp đầu tiên hiến tạng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tập thể bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế cúi đầu tiễn biệt bệnh nhân.
Tập thể bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế cúi đầu tiễn biệt bệnh nhân.

Ngày 8/6, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công cùng lúc cho 2 bệnh nhân ghép thận từ người hiến tạng bị chết não.

Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện trung ương Huế tiến hành ghép tạng cho bệnh nhân.

Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện trung ương Huế tiến hành ghép tạng cho bệnh nhân.

Trước đó, Phòng Điều phối ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận nguyện vọng hiến tạng từ gia đình của một nam bệnh nhân 33 tuổi, trú tại Thừa Thiên - Huế, đang điều trị tại khoa Gây mê hồi sức B.

Bệnh nhân này không may mắc bệnh hiểm nghèo, mê sâu, thở máy, tình trạng bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong. 

Dưới sự chỉ đạo của GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ đã tận lực điều trị tích cực, theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân.

Tuy nhiên, diễn biến lâm sàng của bệnh nhân không thay đổi trong quá trình hồi sức. Hội đồng đánh giá chết não của Bệnh viện tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng xác định bệnh nhân chết não vào ngày 4/6.

Nam bệnh nhân 33 tuổi này này có em họ là một trong số những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ, chờ đợi cơ hội ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Thấu hiểu sự mong mỏi của các bệnh nhân cần ghép thận, gia đình nam bệnh nhân có ý nguyện hiến thận để cứu sống người em và các bệnh nhân khác.

Hội đồng ghép thận của Bệnh viện Trung ương Huế đã họp để chọn bệnh nhân nhận thận trong danh sách chờ ghép và có chỉ số phù hợp.

Đúng 13h30 ngày 5/6, ca phẫu thuật ghép thận cho 2 người nhận đồng thời diễn ra. Hiện sức khỏe của 2 người được ghép thận đã ổn định.

Giây phút tiễn đưa nam bệnh nhân 33 tuổi về với gia đình để lo hậu sự diễn ra trong sự nghẹn ngào xúc động của mọi người. Ai cũng cảm kích tấm lòng cũng như suy nghĩ cởi mở của gia đình người hiến tạng, họ đã vượt qua được rào cản quan niệm "chết toàn thây" của người dân.

GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đây là trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại Huế và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bệnh viện hy vọng nghĩa cử cao đẹp của gia đình người hiến tạng sẽ góp phần thay đổi cách nhìn cũng như quan điểm về hiến tạng sau khi chết để những bệnh nhân suy tạng có thể được cứu sống nhiều hơn nữa.

“Ngày 31/7/2001 là cột mốc đánh dấu hành trình 21 năm ghép tạng của Bệnh viện Trung ương Huế, kể từ ca ghép thận đầu tiên của người mẹ hiến cho con trai, cả 2 mẹ con hiện vẫn sống và làm việc bình thường, sức khoẻ ổn định.

Từ đó đến nay, bệnh viện đã thực hiện hơn 1.200 ca ghép thận, nhưng nguồn tạng hiến vẫn từ người cho sống. Điều làm chúng tôi trăn trở là khi hàng ngày chứng kiến những số phận không may bị bệnh tật, tai nạn giao thông… không thể qua khỏi.

Là người thầy thuốc, với mong muốn trước khi về với cát bụi, một phần cơ thể họ có thể được tái sinh lần nữa trong những người không may bị suy tạng cần được ghép từ người hiến chết não. Thế nhưng điều làm chúng tôi đau buồn và day dứt mãi là đã thất bại trong vận động gia đình người hiến chết não, bởi quan niệm từ bao đời của người miền Trung", GS. TS Phạm Như Hiệp chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.