Cả 6 bị hại tiếp tục vắng mặt tại phiên xét xử vụ "nói xấu lãnh đạo Quảng Trị"

GD&TĐ - Sáng 30/3, TAND tỉnh Quảng Trị mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án dùng mạng xã hội "nói xấu" lãnh đạo tỉnh. Toàn bộ 6 bị hại trong vụ án là các cán bộ lãnh đạo tỉnh đều có đơn xin được xét xử vắng mặt.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ dùng mạng xã hội nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ dùng mạng xã hội nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

Ở lần xét xử này, cả 3 bị cáo Lê Anh Dũng (SN 1965; nghề nghiệp kinh doanh; trú tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); Phan Bùi Bảo Thi (SN 1971; nghề nghiệp nhà báo; trú tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) và Nguyễn Huy (SN 1977; công tác tại Phòng Kỹ Thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Trị; hiện trú tại phường 5, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) chỉ bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân” theo khoản 1 Điều 331 Bộ luật hình sự, không còn xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức như trong phiên tòa được mở vào cuối tháng 10/2021.

Cũng như phiên tòa được tổ chức trước đó, toàn bộ 6 bị hại là các cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, gồm: ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, nay là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; ông Đỗ Văn Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, nay là Bí thư Huyện ủy Cam Lộ; bà Trần Thị Thu - Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị; và ông Trần Đức Việt - nguyên Giám đốc Công an tinh Quảng Trị đều tiếp tục vắng mặt và có đơn xin được xét xử vắng mặt.

Ngoài ra, 5/7 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án này cũng vắng mặt tại phiên tòa.

Bị cáo Lê Anh Dũng tại tòa.
Bị cáo Lê Anh Dũng tại tòa.

Theo kế hoạch, phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày 30 và 31/3. Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên xét xử này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.