Bước tạo đà chuyển biến tích cực cho năm học mới

GD&TĐ - Trên cơ sở bám sát 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc về những nỗ lực của toàn ngành để kết quả đạt được kết quả như trên.

Bước tạo đà chuyển biến tích cực cho năm học mới

Trong những kết quả khả quan của năm học 2017 -2018, ông tâm đắc với điều gì nhất?

Tôi cho rằng trong nhiều mặt kết quả đạt được thì nổi bật trong năm học là công tác rà soát, quy hoạch, mạng lưới, phát triển quy mô trường, lớp, học sinh. Cụ thể, triển khai thực hiện Đề án số 01/ĐA-TU của BTV Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021, ngành GD-ĐT đã rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GD hợp lý và hiệu quả hơn.

Tháng 8/2017, chúng tôi đã cho sắp xếp các trường THPT có vị trí địa lý không phù hợp (gần nhau) và các trường quy mô nhỏ, giảm từ 8 trường còn 4. Thực hiện chuyển 10 đơn vị trực thuộc Sở về UBND cấp huyện quản lý. Sau sắp xếp, toàn ngành có 551 trường học và cơ sở GD, 184 trường MN, 176 trường TH, 148 trường THCS, 35 trường THPT, 1 TTGDTX tỉnh và 7 TTGDNN-GDTX cấp huyện. Mạng lưới trường lớp sau sắp xếp tiếp tục ổn định, phù hợp, đảm bảo yêu cầu học tập của người dân.

Là một tỉnh có truyền thống dạy và học tốt, việc sắp xếp lại có chất lượng chung, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Trọng 
- Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp của Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Chúng tôi rà soát, quy hoạch để các cơ sở GD hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng đúng đủ yêu cầu học tập với chất lượng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay, quy hoạch mạng lưới trường lớp đã ổn định, chất lượng GD tiếp tục phát triển năm sau luôn cao hơn năm trước.

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Vĩnh Phúc diễn ra an toàn, nghiêm túc, kết quả: 98,74% tốt nghiệp THPT trong đó (THPT 99,5%. GDTX 95,9%), chất lượng điểm trung bình các bài thi đứng thứ 4 cả nước( năm 2016 vị trí thứ 8, năm 2017 thứ 6 ). Chất lượng mũi nhọn của tỉnh tiếp tục đạt được ở mức cao, kỳ thi chọn HSG quốc gia lớp 12 với 90 học sinh dự thi, kết quả có 71 em đạt giải, đạt tỷ lệ 78,9%, trong đó có: 4 giải Nhất; 32 giải Nhì; 25 giải Ba.

Để đảm bảo các yếu tố cần thiết, chúng tôi tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Sở đã tham mưu với UBND tỉnh trang bị từ nguồn ngân sách tỉnh đồ chơi cho lớp mẫu giáo, đầu tư xây mới phòng học, tu sửa nâng cấp công trình vệ sinh bậc mầm non, xây dựng 1 trường THPT ra địa điểm mới. Hầu hết phòng học các trường đã kiên cố hóa. Chúng tôi cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh hiện có  486 trường chuẩn quốc gia (tăng 30 trường so với năm học trước).

Thế còn tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo, đủ đảm bảo bám sát các nội dung đổi mới không, thưa ông?

Ngành GD-ĐT đã thực hiện đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQL, để đảm bảo sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên và CBQL đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu theo môn học, cấp học. Triển khai Đề án được UBND tỉnh phê duyệt, chúng tôi đã: Bồi dưỡng cấp chứng chỉ QLGD cho 100% CBQL và dự nguồn; bồi dưỡng cấp chứng chỉ CNTT cho 100% CBQL, GV, nhân viên các trường mầm non, phổ thông của tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện cho bồi dưỡng đổi mới chương trình SGK; đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên.

Đến nay, giáo viên trong toàn ngành: 100% đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ trên chuẩn MN: 90,4%; TH: 95,2% (ĐH: 53,4% ); THCS: 82,5% (ĐH: 64%); THPT-GDTX: 31,5%. Toàn ngành có gần 1.000 CBQL GD, giáo viên đã và đang được đào tạo trình độ sau đại học. Chúng tôi đã xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giai đoạn 2018-2020.

Để chuẩn bị tích cực cho việc đổi mới Chương trình GDPT mới, Vĩnh Phúc đã có những bước làm gì để thực hiện.

Đến năm học 2017-2018, chúng tôi đã thực hiện triển khai Mô hình trường học mới ở 79 trường TH, 872 lớp, 30.004 học sinh từ lớp 2 đến lớp 5; 14 trường THCS, 95 lớp, 3.312 học sinh từ lớp 6 đến lớp 8. Theo học mô hình này, học sinh đã hình thành được thói quen làm việc trong môi trường tương tác, mạnh dạn, tự tin. Phương pháp dạy học mới cũng giúp giáo viên trưởng thành tổ chức các hoạt động học. Song song với đó, chúng tôi cũng tích cực triển khai các phương pháp dạy học mới do Bộ tập huấn: Phương pháp “Bàn tay nặn bột”; dạy học tích hợp, liên môn bậc trung học... Qua thực tế khảo sát từ việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 cho thấy, học sinh nhận được sự quan tâm từ giáo viên nhiều hơn, các em thực sự cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, giảm áp lực trong học tập.    

Về ngoại ngữ, chúng tôi cũng đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020” được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện có gần 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh, trong đó có 69,3% học sinh học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm;100% học sinh THCS, THPT được học tiếng Anh theo qui định của Bộ GD&ĐT. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại Vĩnh Phúc được nâng lên rõ rệt. Tỉnh đã có học sinh đạt giải Nhất kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh; tại các cuộc thi khác về ngoại ngữ học sinh Vĩnh Phúc đều tham gia, đạt nhiều giải, đứng ở thứ hạng cao.

Xác định công nghệ thông tin là chìa khóa của thế kỷ 21, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến dạy học và ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu dạy học và công tác quản lý giáo dục. Hiện 100% các trường THPT có từ 1-3 phòng máy vi tính. Sở GD&ĐT được đầu tư xây dựng phòng họp trực tuyến; 100% các đơn vị giáo dục được đầu tư xây dựng website, 100% các trường THCS và THPT đã sử dụng sổ điểm điện tử. Hiện tỉnh đang triển khai Đề án xây xây dựng trường học thông minh (nền tảng chính là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học) cho 27 trường (9 trường TH, 9 trường THCS, 9 trường THPT) với tổng mức đầu tư là 146 tỷ đồng.

Năm học mới 2018 – 2019 đã cận kề, trên đà thắng lợi của năm học cũ, các điều kiện đảm bảo cho dạy và học đã sẵn sàng, ngành GD-ĐT Vĩnh Phúc quyết tâm đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt các nhiệm năm học, đặc biệt là bám sát 9 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra; thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh để đảm bảo giáo dục tiếp tục ổn định, phát triển lên tầm cao mới.

 Xin cám ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.