Bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề

Bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề

Tham dự có ông Đàm Hữu Đắc - Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐ-TB&XH; ông Ray Kelly - Chủ tịch, giám đốc điều hành Certiport; ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch IIG Việt Nam, cùng gần 100 hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ trên cả nước và đại diện một số trường ĐH của Đài Loan, Phần Lan...

Ông Đàm Hữu Đắc - Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐTB&XH phát biểu tại Hội thảo
Ông Đàm Hữu Đắc - Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐTB&XH phát biểu tại Hội thảo

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra đối với người lao động nói chung và lao động tham gia thị trường lao động quốc tế nói riêng phải đảm bảo các kỹ năng về CNTT và truyền thông, kiến thức số sẽ trở thành một đòi hỏi bắt buộc trong công việc (sử dụng thành thạo máy tính văn phòng (Microsoft Word và Microsoft Excel, internet,  các vấn đề bảo mật, các quy định pháp luật liên quan và đảm bảo an toàn cho dữ liệu... là phổ biến và quan trọng nhất), nhưng vẫn chưa được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế và sát với yêu cầu thực tiễn.

Với mục tiêu cơ bản  trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài là chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Yêu cầu đối với đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 là tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, tăng quy mô đào tạo nghề, gắn kết việc dạy nghề với doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động và xuất khẩu lao động...

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đàm Hữu Đắc khẳng định: Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghệ số sẽ chính là nền tảng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề trong tương lai. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ số cũng như việc tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại số hóa là một trong những yếu tố có tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Chuẩn IC3 sẽ giúp HS, SV các trường nghề sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế
Chuẩn IC3 sẽ giúp HS, SV các trường nghề sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế

Chính vì vậy việc đưa IC3 làm thước đo chuẩn quốc tế về mức độ sử dụng thành thạo máy tính, internet và được nghiên cứu bởi Certiport (Mỹ) - một công ty chứng nhận hàng đầu thế giới về lĩnh vực kiến thức và kỹ năng tin học là một hướng đi đúng, nhằm từng bước đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập lao động toàn cầu.

Theo ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch Công ty IIG Việt Nam, chất lượng của HS, SV sẽ được nâng cao một cách đáng kể nếu như họ biết ứng dụng thành thạo kiến thức công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Do vậy, trong thời gian tới các bài thi trực tuyến (bản tiếng Việt) sẽ được IIG Việt Nam đưa lên mạng để tất cả mọi người cùng tham khảo và thử sức.

Có thể nói, cùng với chứng chỉ Anh văn quốc tế TOEIC, việc áp dụng chuẩn IC3 được giới thiệu trong Hội thảo quốc tế về chuẩn kiến thức công nghệ thông tin truyền thông (ICT) chắc chắn sẽ giúp các cơ sở đào tạo nghề nâng cao được chất lượng đào tạo tin học và tiến tới khẳng định chất lượng lao động Việt Nam sẵn sàng tham gia vào thị trường trên thị trường lao động quốc tế và khu vực trong tương lai...

Trung Toàn  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ