Bước đột phá…

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Mùa tuyển sinh năm nay đã đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

Dù công tác xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học chưa kết thúc nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định, mùa tuyển sinh năm nay đã đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Nhớ lại, trước khi ban hành quy chế tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã dự lệnh một số điều chỉnh nhằm hướng tới công bằng, hiệu quả và minh bạch trong công tác tuyển sinh năm 2022. Điểm nhấn của sự thay đổi này là triển khai đồng bộ, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin từ đăng ký dự thi, nguyện vọng, lọc ảo các phương án, nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học… Tất cả được thực hiện theo hình thức trực tuyến.

Thời điểm đó, nhiều người còn hoài nghi về tính khả thi của những điều chỉnh này. Báo chí và dư luận đặt nhiều câu hỏi chất vấn đến Bộ GD&ĐT. Nhưng đến nay có thể khẳng định, công tác tuyển sinh đã thành công, với những điều chỉnh tích cực. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo, mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; đồng thời mang lại những kết quả ấn tượng. Trên hết là sự công bằng, hiệu quả và minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Cần hiểu tường minh rằng, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung năm 2022 (Hệ thống) không phải được xây mới hoàn toàn, mà được kế thừa từ Hệ thống đã được triển khai thực hiện thành công của những năm trước. Chẳng hạn, năm 2021, thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này trên Hệ thống.

Đến năm nay, Hệ thống chỉ nâng cấp để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng trên và nộp lệ phí cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức online. Trước khi vận hành chính thức, Hệ thống đã được thử nghiệm, tập huấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng cho tất cả các đối tượng tham gia. Đó là minh chứng sinh động cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo và quản lý Nhà nước. Cùng với đó là những bước đi thận trọng, chỉn chu có kế thừa và phát huy để cải tiến - năm sau tốt hơn năm trước.

Bằng chứng là, có những thời điểm, hàng trăm nghìn lượt thí sinh truy cập trong cùng một khoảng thời gian trên Hệ thống nhưng mọi việc vẫn diễn ra trơ tru. Tính đến 17 giờ ngày 30/9, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến, đạt tỉ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển. Trong hơn 620.400 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là trên 567.000.

Các năm trước, Hệ thống chỉ xử lý chung nguyện vọng theo phương thức dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, lượng thí sinh ảo rất lớn, do thí sinh còn chọn các phương thức khác, mà hệ thống không kiểm soát được. Tỉ lệ xác nhận nhập học tối đa là 63%. Riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT.

Có thể nói, công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá cao về sự đột phá trong chuyển đổi số. Điều đó đã mang lại những hiệu ứng tích cực và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho thí sinh và các cơ sở đào tạo. Đây được coi là tiền đề và là cơ sở thực tiễn quan trọng, để Bộ GD&ĐT nghiên cứu và có những điều chỉnh, cải tiến hoàn thiện cho năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.