Bom tàn phá sở chỉ huy FSB ở Kursk

GD&TĐ - Không quân Ukraine đã ném bom sở chỉ huy Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tại làng Tyotkino ở Kursk.

Bom tàn phá sở chỉ huy FSB ở Kursk

Video về cuộc tấn công đã được kênh Telegram Sunflower đăng tải. Tòa nhà mục tiêu nằm trên đường Komsomolska, tại tọa độ 51.26959, 34.28507, công trình đã bị hư hại nặng nề.

Được biết vũ khí mà Không quân Ukraine sử dụng là do bom dẫn đường AASM Hammer do Pháp sản xuất, căn cứ vào đoạn phim được công bố, có 2 quả bom được ném đi.

Quả bom đã xuyên qua bức tường của tòa nhà và phát nổ. Kết quả là mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn, hiện tại chưa rõ thiệt hại về nhân lực nhưng con số dự báo ở mức rất cao.

Gần đây còn có thông tin cho rằng Không quân Ukraine còn tiến hành một cuộc tấn công lớn vào sở chỉ huy Quân đội Nga tại làng Maryino ở khu vực Kursk. Trận đánh diễn ra vào ngày 20 tháng 11, đơn vị thực hiện là Trung đoàn 78 Dzhmil.

Không quân Ukraine ném bom sở chỉ huy FSB tại khu vực Kursk.

Về vũ khí được sử dụng, AASM là một bộ nâng cấp dành cho các loại bom rơi tự do không điều khiển hiện có như JDAM của Mỹ, vốn đã được hàng không chiến thuật Ukraine sử dụng.

Bộ sản phẩm bao gồm phần trước với hệ thống dẫn đường và cánh tà, cùng với phần sau lắp động cơ đẩy phụ trợ, được thiết kế để tăng phạm vi bay.

Pháp có hai loại bộ trang bị để biến bom rơi tự do thành bom lượn thông minh, bao gồm Hammer-250 dành cho Mk 82 nặng 227 kg và Hammer-1000 cho Mk 84.

Phần mũi của bộ hiện đại hóa AASM có thể lắp đặt 3 hệ thống dẫn đường: quán tính với hiệu chỉnh GPS, quán tính với đầu dò ảnh nhiệt GAS, hoặc quán tính đi kèm hệ thống dẫn đường bằng tia laser.

Theo nhà phát triển, loại hệ thống đầu tiên mang lại độ chính xác của cú đánh là 10 mét, trong khi hai loại sau cho độ sai lệch nhỏ hơn nhiều, chỉ trong khoảng 1 mét.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.