Bom siêu lớn FAB-9000 dưới 2 phiên bản đặc biệt

GD&TĐ - Hiện tại có nhiều tiếng nói trong nội bộ giới chuyên gia quân sự Nga về việc nên hay không sử dụng bom FAB-9000 trên chiến trường.

Bom siêu lớn FAB-9000 dưới 2 phiên bản đặc biệt

Kênh FighterBomber chuyên về hàng không quân sự đã đăng tải hình ảnh bom hàng không siêu nặng FAB-9000 với hai phiên bản: model 1950 và model 1954, hai biến thể được phân biệt bằng hình nón ở mũi, trong đó một loại có đặc tính khí động học tốt hơn.

FAB-9000 chỉ có thể được sử dụng bởi các máy bay ném bom khổng lồ từ Chiến tranh Lạnh bao gồm Tu-16 hay Tu-95 thuộc loạt sản xuất đầu tiên.

Để đốt cháy 4 tấn thuốc nổ, 4 ngòi nổ đã được lắp vào quả bom, nhưng vẫn không thể làm cho toàn bộ khối thuốc được kích hoạt cùng lúc. Tại những lần thử nghiệm FAB-9000 đầu tiên, một phần lớn TNT chưa nổ đã "vung vãi" khắp nơi và làm giảm hiệu suất của bom.

Phải sau đó một thời gian khá lâu tiến hành các chỉnh sửa, hiệu suất của bom FAB-9000 mới đạt được như mong muốn, kết quả kiểm tra thành công mang lại sự vui mừng lớn cho các kỹ sư.

upw9ob5jk6m-7596-3277.jpg
Bom siêu lớn FAB-9000 trong hai phiên bản model 1950 và model 1954.

Thành tích chiến đấu đối với quả bom lớn nhất trong kho vũ khí của Không quân Liên Xô và Nga không nhiều: nó chỉ được sử dụng hạn chế khi tấn công các hẻm núi ở Afghanistan và một vài lần nữa trên chiến trường Chechnya.

Mới đây có thông tin bom FAB-9000 đã được sử dụng trên chiến trường Ukraine, nhưng điều này vẫn gây tranh cãi, bởi luồng ý kiến khác cho rằng đó thực chất chỉ là một quả bom nhiệt áp ODAB-1.500.

Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy những quả bom khổng lồ này - chúng đang được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Không quân Trung ương ở Monino, khu vực Moskva. FAB-9000 nằm dưới cánh của một phương tiện rất thú vị - máy bay ném bom siêu thanh M-50, chiếc phi cơ này được nhận xét giống một tàu vũ trụ hơn.

Ngoài ra còn có một quả FAB-9000 khác đang được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Hàng không Tầm xa ở sân bay Dyagilevo gần Ryazan, nhưng nó ít được chú ý hơn trường hợp kể trên.

Vụ nổ được cho là do bom FAB-9000 gây ra trên chiến trường Ukraine.
Theo Rossiyskaya Gazeta

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ