Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Làm cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, dựa theo kinh nghiệm làm cao tốc, thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Sáng 17/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình một số vấn đề đại biểu nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội.

Nhiều đại biểu băn khoăn về tiến độ của dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đăk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Các đại biểu đặt câu hỏi, nếu dự án khởi công đầu năm 2025 thì hết năm 2026 có xong không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, thời điểm triển khai dự án đang có nhiều thuận lợi.

"Theo tính toán dựa trên kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2, thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, nếu 2025 khởi công, thì "hết 2026 sẽ hoàn thành dự án". Tiến độ này hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.

Trước đó, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 khởi công hôm 1/1/2023. Các dự án này gặp khó khăn về nguyên vật liệu và giải phóng mặt bằng.

Với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), do không phải đấu thầu tìm đơn vị xây lắp nên rất thuận lợi; về giải phóng mặt bằng, các địa phương rất quyết tâm.

"Sau khi Quốc hội phê duyệt, Chính phủ sẽ chỉ đạo và 2 địa phương sẽ tích cực giải phóng mặt bằng và dự kiến khởi công ngay trong 2024", Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

Về tác động của cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành với các dự án BOT song hành, một số đại biểu lo ngại khi hoàn thành toàn tuyến, không chỉ có 2 dự án BOT song hành bị ảnh hưởng mà sẽ có thêm một số dự án khác bị tác động.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, Chính phủ đã lường trước vấn đề này và yêu cầu Bộ GTVT trình phương án xử lý, tháo gỡ các dự án BOT bị ảnh hưởng.

Bộ GTVT cũng đã trình, trong đó đề xuất một số phương án tùy theo mức độ ảnh hưởng thực tế.

Trước hết, Bộ trưởng nhắc tới phương án có thể kéo dài thời gian thu phí nếu 2 dự án BOT bị ảnh hưởng, nhưng vẫn đảm bảo lưu lượng xe và khả năng tài chính.

Trong trường hợp doanh thu quá dài, Bộ trưởng cho biết sẽ cân đối xem xét để bổ sung hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước cho 2 dự án và tiếp tục thu phí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Ngã rẽ sau trung học cơ sở

GD&TĐ - Nhiều năm trở lại đây, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trở thành “cuộc đua” căng thẳng và vô cùng áp lực.