Trình Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 8/6, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Sáng 8/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày tóm tắt Tờ trình về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Tờ trình nêu: Ngày 1/2/2021, Vương quốc Anh chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành.

Ngày 16/6/2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Công thương cùng Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP và Vương quốc Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh.

Đánh giá tác động của việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP đối với Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, ở góc độ song phương, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có quan hệ FTA song phương.

Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này.

Đồng thời, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh

Đặc biệt, việc Vương quốc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác.

Ở góc độ đa phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu.

Từ đó, giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành một hiệp định mang tính toàn cầu. Đồng thời, góp phần vào sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Văn kiện.

Ông Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Ông Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá tác động khi Văn kiện có hiệu lực, so sánh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đã phê chuẩn Văn kiện.

Đồng thời, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các chính sách nhằm giảm tác động rủi ro với các đối tượng chịu tác động của Văn kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia của Việt Nam khi Văn kiện có hiệu lực.

Ủy ban Đối ngoại đề nghị ban hành Nghị định của Chính phủ về ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định CPTPP để áp dụng với Vương quốc Anh.

Rà soát việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành hoặc ban hành văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực thi các cam kết của Việt Nam để áp dụng với Vương quốc Anh trong CPTPP.

Đồng thời, rà soát các văn bản pháp quy do địa phương ban hành để sửa đổi, bổ sung phù hợp với các nội dung cam kết tại Văn kiện. Đảm bảo việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Văn kiện vào thời điểm Văn kiện có hiệu lực.

Theo cơ quan thẩm tra, cần triển khai các thủ tục nộp lưu chiểu hồ sơ phê chuẩn Nghị định thư gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về cam kết gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh.

Đồng thời, tăng cường công tác dự báo về thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực để tận dụng hiệu quả những cam kết về mở cửa thị trường của Vương quốc Anh dành cho Việt Nam.

Tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh.

Hamas sẽ chuyển trụ sở đi đâu?

GD&TĐ - Theo The National - tờ báo có trụ sở tại UAE, chính phủ Iraq đã phê chuẩn việc mở văn phòng cho phong trào Hamas của người Palestine ở Baghdad.
Minh họa/INT

Tiền công đức

GD&TĐ - Đến thăm chùa chiền và các di tích lịch sử - văn hóa trên cả nước hiện nay, đập vào mắt du khách trước tiên là… hòm công đức.