Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn về đặt hàng đào tạo giáo viên

GD&TĐ - Việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116 của Chính phủ vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 7/11, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nêu ý kiến, Nghị định số 116 năm 2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên. Đây là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với sinh viên nhập học. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành phố.

Có thể nói, phương thức địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chưa được triển khai ở mức độ và hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề trên trong thời gian tới?

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đặt câu hỏi chất vấn chiều 7/11.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đặt câu hỏi chất vấn chiều 7/11.

Trao đổi về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm” còn có vướng mắc trong đặt hàng, đấu thầu. Bộ GD&ĐT đã sớm nhận thấy điều này.

Bộ GD&ĐT đã đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định trên. Hiện, dự thảo đã được xin ý kiến rộng rãi và đang trong giai đoạn hoàn thành để có thể ban hành trong thời gian tới.

Toàn cảnh phiên làm việc chiều 7/11.

Toàn cảnh phiên làm việc chiều 7/11.

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2020/NĐ-CP “sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 5” như sau: Căn cứ vào số chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT thông báo, hằng năm cơ sở đào tạo giáo viên lập dự toán kinh phí và gửi cơ quan cấp trên tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính bố trí dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm đào tạo được cấp cho cơ sở đào tạo giáo viên theo hình thức giao dự toán theo quy định. Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.

Trường hợp địa phương có nhu cầu giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm thì hằng năm cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng lập dự toán kinh phí đào tạo giáo viên theo định mức quy định tại Điều 4 Nghị định này báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm qua cơ sở đào tạo giáo viên.

Các quy định khác về giao nhiệm vụ, đặt hàng chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.