Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ cán bộ, giảng viên đại học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân; Cục trưởng CNGCBQLGD Vũ Minh Đức; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chủ trì chương trình.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân; Cục trưởng CNGCBQLGD Vũ Minh Đức; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chủ trì chương trình.

Sự kiện được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu chính đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chương trình còn có sự tham gia của lãnh đạo Bộ GD&ĐT; lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.

Đến dự và đưa tin buổi gặp gỡ có sự tham gia của đại diện các cơ quan thông tấn báo chí địa phương, trung ương.

Buổi gặp mặt là dịp để giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học nói lên tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

Đây cũng là dịp để Bộ trưởng lắng nghe ý kiến phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoàn thiện chính sách; đồng thời động viên, chia sẻ với đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học.

Các đại biểu tham dự sự kiện tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các đại biểu tham dự sự kiện tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các đại biểu tham dự buổi gặp gỡ tại điểm cầu chính đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Các đại biểu tham dự buổi gặp gỡ tại điểm cầu chính đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Để chuẩn bị cho sự kiện, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến; trong đó có hơn 200 ý kiến từ các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới …

Các ý kiến nêu trên cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn.

Hình ảnh đại biểu tham dự buổi gặp gỡ qua hình thức trực tuyến tại một số điểm cầu các đại học, trường đại học.Hình ảnh đại biểu tham dự buổi gặp gỡ qua hình thức trực tuyến tại một số điểm cầu các đại học, trường đại học.Hình ảnh đại biểu tham dự buổi gặp gỡ qua hình thức trực tuyến tại một số điểm cầu các đại học, trường đại học.Hình ảnh đại biểu tham dự buổi gặp gỡ qua hình thức trực tuyến tại một số điểm cầu các đại học, trường đại học.
Hình ảnh đại biểu tham dự buổi gặp gỡ qua hình thức trực tuyến tại một số điểm cầu các đại học, trường đại học.

Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Tại sự kiện, Bộ trưởng trao đổi, chia sẻ nhiều vấn đề được nhà giáo và dư luận quan tâm như: Vấn đề tiền lương, chế độ phụ cấp của giáo viên, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học….

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Hơn 600 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Cửu Long tham gia chương trình gặp gỡ

Trường ĐH Cửu Long có hơn 600 cán bộ, giảng viên, chuyên viên và nhân viên tham dự trực tuyến buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Tại điểm cầu Trường ĐH Cửu Long do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Dũng - Phó Hiệu trưởng chủ trì, cùng hơn 600 cán bộ, giảng viên, chuyên viên và nhân viên tham dự.

Đại biểu tham dự chương trình tại đầu cầu Trường ĐH Cửu Long.

Đại biểu tham dự chương trình tại đầu cầu Trường ĐH Cửu Long.

Theo lãnh đạo nhà trường, trong những năm qua, Trường ĐH Cửu Long đã thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Kết quả, có 1 cá nhân được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã trao tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 29.

Tập thể cán bộ, giảng viên, chuyên viên và nhân viên Trường ĐH Cửu Long tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của ngành giáo dục nước nhà sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi mới theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường đại học, cao đẳng là một trong những sự kiện đổi mới của Bộ GD&ĐT để lắng nghe và đồng hành cùng đội ngũ nhà giáo.

Quốc Ngữ - Văn Dô

report

Trường ĐH Cần Thơ: Cơ hội được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của các nhà giáo

Tại điểm cầu Trường ĐH Cần Thơ, có sự tham dự của GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng nhà trường cùng các Hiệu trưởng trường trực thuộc; lãnh đạo các Phòng, Khoa trường.

Đại biểu tại điểm cầu ĐH Cần Thơ lắng nghe Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc.

Đại biểu tại điểm cầu ĐH Cần Thơ lắng nghe Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc.

Theo lãnh đạo nhà trường, Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD&ĐT nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, giảng viên cả nước. Qua đó, Bộ trưởng thông tin về tình hình, chủ trương lớn của ngành; chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới.

Đại biểu tham dự chương trình tại điểm cầu Trường ĐH Cần Thơ.

Đại biểu tham dự chương trình tại điểm cầu Trường ĐH Cần Thơ.

Đồng thời qua chương trình, Bộ trưởng lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay; giúp việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD&ĐT và thực hiện thành công đổi mới GD&ĐT.

Quốc Ngữ

report

Trường ĐH Trà Vinh: Chương trình đánh dấu sự đổi mới của Bộ GD&ĐT

Tại điểm cầu Trường ĐH Trà Vinh, TS Phan Quốc Nghĩa - Phó Hiệu trưởng chủ trì cùng sự tham dự của 50 cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo. Tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên trường tham gia buổi gặp gỡ thông qua hình thức trực tuyến.

Đại biểu tại Trường ĐH Trà Vinh tham dự chương trình.

Đại biểu tại Trường ĐH Trà Vinh tham dự chương trình.

Theo cán bộ, giảng viên nhà trường, đây là diễn đàn để các thầy cô chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và sáng kiến để ngành giáo dục ngày càng phát triển. Cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các nhà giáo là một trong những sự kiện đánh dấu sự đổi mới của Bộ GD&ĐT lắng nghe và đồng hành cùng đội ngũ giáo dục trong cả nước.

Đây là cơ hội để đội ngũ nhà giáo, Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng cùng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đội ngũ. Từ đó giúp việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện thành công đổi mới GD&ĐT.

Quốc Ngữ - Thanh Sơn

report

Cơ hội để nhà giáo các cấp học chia sẻ tâm tư, nguyện vọng

Điểm cầu trực tuyến tại Trường ĐH Đồng Tháp có sự tham dự của 30 đại biểu là lãnh đạo trường; trưởng, phó phụ trách các đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn trường.

Thông qua hình thức trực tuyến, hàng trăm cán bộ, giảng viên, nhân viên trường tham gia, lắng nghe những chia sẻ của đội ngũ nhà giáo và Bộ trưởng.

Điểm cầu trực tuyến tại Trường ĐH Đồng Tháp.

Điểm cầu trực tuyến tại Trường ĐH Đồng Tháp.

Theo chia sẻ của cán bộ, giảng viên, Chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023" hết sức ý nghĩa. Chương trình thể hiện sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là lãnh đạo Bộ đối với đội ngũ nhà giáo toàn quốc.

Đây cũng là cơ hội để nhà giáo các cấp học chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất để Bộ trưởng ghi nhận, nắm bắt, cùng giải quyết.

Qua đó, Bộ trưởng thông tin về tình hình, chủ trương lớn của ngành; chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới.

Quốc Ngữ - Thanh Nguyên

report

Gần 100 cán bộ, viên chức Trường Đại học Điện lực tham gia chương trình

Tại Hội trường B1, Trường Đại học Điện lực, PGS.TS Vũ Đình Ngọ - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Điện lực chủ trì.

Điểm cầu tại Trường Đại học Điện lực.

Điểm cầu tại Trường Đại học Điện lực.

Cùng dự có TS. Nguyễn Lê Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực và gần 100 đại biểu của nhà trường về dự chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023".

Quang cảnh tại điểm cầu Trường Đại học Điện lực.

Quang cảnh tại điểm cầu Trường Đại học Điện lực.

Trước đó, Trường Đại học Điện lực có thông báo về việc tổ chức chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, đào tạo năm 2023".

Ngay trước giờ diễn ra, các đại biểu về dự đã có mặt, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các nội dung của chương trình.

Đăng Chung

report

Trường Đại học Kiên Giang: Cuộc gặp gỡ có ý nghĩa quan trọng trước thềm năm học mới

Tại điểm cầu trực tuyến Trường Đại học Kiên Giang, có hơn 250 viên chức, giảng viên, người lao động tham dự chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023".

Quang cảnh tại đầu cầu trực tuyến tại Trường ĐH Kiên Giang.

Quang cảnh tại đầu cầu trực tuyến tại Trường ĐH Kiên Giang.

TS Nguyễn Văn Thành - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Kiên Giang cho biết: Sự kiện Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong các cơ sở giáo dục đại học vào đầu năm học mới có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đặc biệt tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và tâm tư nguyện vọng của nhà giáo. Sự kiện đã được đông đảo viên chức của Trường Đại học Kiên Giang quan tâm tham dự.

Qua đó được nghe Bộ trưởng trao đổi, chia sẻ những giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, các chính sách, các định hướng chiến lược của Ngành giáo dục trong thời gian tới. Tạo thêm động lực, niềm tin của nhà giáo trước thềm năm học mới. Mong rằng, sự kiện này sẽ duy trì trong những năm tiếp theo.

Quốc Ngữ - Ngọc Mai

report

TS Lâm Thành Hiển (Trường ĐH Lạc Hồng): Đề xuất xem xét vai trò của kiểm định chất lượng cơ sở GD đại học

TS Lâm Thành Hiển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng, đại diện cho gần 600 cán bộ, giáo viên của nhà trường gửi ý kiến đến Bộ trưởng:

Thứ nhất, về công tác kiểm định chất lượng giáo dục:

Trường Đại học Lạc Hồng hiện đang có 24 ngành ở trình độ đại học, 8 ngành ở trình độ thạc sĩ, 2 ngành ở trình độ tiến sĩ. Hiện trường có 12 ngành đạt kiểm định chất lượng quốc tế (10 ngành đạt AUN-QA, 2 ngành đạt ABET). Lộ trình đến 2026, 100% các ngành ở trình độ đại học sẽ đạt kiểm định chất lượng quốc tế.

Tuy nhiên, cứ 5 năm lại phải tái đánh giá một lần. Điều này tạo ra nhiều áp lực với nhà trường, giảng viên.

Vai trò của kiểm định chất lượng cấp ngành và cấp trường. Hầu như kiểm định cấp trường đều đạt, vậy chúng ta có cần phải kiểm định cấp chương trình hay không. Hay lồng ghép thêm các tiêu chuẩn để thực hiện kiểm định cấp ngành vào kiểm định cấp cơ sở giáo dục luôn. Ở nước ngoài, sau khi làm xong cấp ngành mới tới cấp trường, còn ở Việt Nam thì chúng ta làm song song.

Điểm cầu Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai). Ảnh: NTCC

Điểm cầu Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai). Ảnh: NTCC

Thứ hai, 3 trụ cột chính của một trường đại học là: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT rất khích lệ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, khen thưởng các giảng viên có bài báo xuất bản trên các tạp chí uy tín của thế giới.

Tuy nhiên, chính sách này không được áp dụng cho các trường đại học tư thục. Mong Bộ trưởng quan tâm thêm để khích lệ tinh thần của giảng viên các trường tư thục khi tham gia nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, chúng tôi muốn hỏi về cơ chế để các nhà giáo ở trường tư thục được công nhận là giảng viên chính.

Mạnh Tùng

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xin sẵn sàng đón nhận ý kiến, sự quan tâm của các nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ chiều 15/8.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ chiều 15/8.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng bày tỏ vui mừng vì lần đầu tiên được gặp gỡ, trao đổi rộng rãi với các giảng viên, nhà khoa học công tác tại các trường ĐH, CĐ trên cả nước.

Hằng năm, trong các dịp nhất định, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT có buổi họp, gặp mặt với các thầy cô là lãnh đạo các trường, là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường… hoặc gặp một số chuyên gia tham gia vào một số hoạt động chuyên môn của Bộ. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng gặp mặt phần đông các nhà giáo, nhà khoa học cả khối công và ngoài công lập.

Bộ trưởng hy vọng, buổi gặp mặt hôm nay, cả hai phía - Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các nhà giáo, nhà khoa học - có thể trao đổi thẳng thắn, bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề cùng quan tâm; những vấn đề nóng của ngành; những vấn đề vướng, khó của ngành, của các cơ sở giáo dục ĐH; hoạt động nhà giáo trong cơ sở giáo dục ĐH.

Vấn đề bày tỏ có thể liên quan đến giáo dục đại học nói riêng, vấn đề giáo dục nói chung, vì thầy cô vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, đội ngũ trí thức của cả nước, chuyên gia trong hầu hết các lĩnh vực.

Bộ trưởng thông tin, Ban Tổ chức nhận được hơn 200 ý kiến, câu hỏi, thư trao đổi của thầy cô gửi về. Ngoài ra, cá nhân Bộ trưởng cũng nhận được hàng chục ý kiến qua email, tin nhắn bày tỏ quan tâm, chia sẻ; cả ý kiến mang tính chất vấn, kiến nghị.

Bày tỏ vui mừng vì các nhà giáo quan tâm đến cuộc gặp hôm nay, Bộ trưởng cho rằng: Các thầy cô còn nêu vấn đề, còn trao đổi, còn hỏi là còn đáng mừng. Sợ nhất là sĩ phu ngoảnh mặt với vấn đề của quốc gia, vấn đề giáo dục. “Xin sẵn sàng đón nhận ý kiến, sự quan tâm, tầm nhìn, trí tuệ của các thầy cô”, Bộ trưởng chia sẻ.

Vì thời gian có hạn nên Bộ trưởng cho biết chỉ có thể trao đổi trực tiếp được một số ý kiến; còn lại sau đó sẽ có cách trả lời theo nhóm các câu hỏi một cách phù hợp.

Hiếu Nguyễn

report

Hơn 200 ý kiến gửi về chương trình

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Báo cáo tổng hợp ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Để chuẩn bị cho chương trình, CĐGDVN đã tổ chức tập hợp ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, các trường học trên cả nước. Việc lấy ý liến được thực hiện trong tháng 6 và tháng 7/2023 với công cụ trực tuyến Google form và một số kênh khác.

Tổng số ý kiến Ban tổ chức chương trình nhận được là hơn 200 ý kiến, trong đó ý kiến của giảng viên là 144 giảng viên chiếm tỷ lệ 62,0%; nhân viên trường học là 51 chiếm 22,2%, còn lại là cán bộ quản lý.

Rất nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng việc triển khai tự chủ hiện nay ở các trường đại học đã tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo cố gắng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đồng thời, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, tính chịu trách nhiệm của các nhà trường.

Liên quan đến việc tạm dừng tăng học phí sinh viên đại học, các ý kiến bày tỏ trách nhiệm xã hội của các trường đại học, chia sẻ khó khăn với phụ huynh, sinh viên. Tuy nhiên, việc không tăng học phí nhưng vẫn tăng lương cơ bản theo lộ trình, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu đào tạo trong bối cảnh hiện nay, trong tương quan chung với khối ngoài công lập, với các trường cùng khối ngành trong khu vực và trên thế giới... đã làm cho các trường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí.

Rất nhiều ý kiến tán thành và bày tỏ sự cảm kích về việc tổ chức chương trình Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục. Nhiều ý kiến cho rằng: Đây là cơ hội để giáo viên được biết rõ, được hiểu thêm một cách chính thống các thông tin về công việc, các quan điểm chỉ đạo của ngành, các lý giải về khoa học giáo dục trong tiến trình đổi mới.

Đặc biệt, hy vọng chương trình tạo cơ hội cho giáo viên cả nước hiểu thêm về cách làm mới, cách làm hay, những sáng tạo của đồng nghiệp trong quá trình đối mặt với những thách thức, khó khăn của đổi mới giáo dục, trước những yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh đa dạng hóa thông tin như hiện nay.

Nhiều ý kiến phản ánh thực trạng việc tổ chức dạy học và quản lý ở các cơ sở trường học hiện nay; những khó khăn bất cập, những đề xuất giải quyết, tháo gỡ và những câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng.

Cụ thể, trong nhóm vấn đề liên quan đến chế độ chính sách đối với giáo dục đại học: Số đông các ý kiến phản ánh thu nhập của giảng viên các trường đại học, đặc biệt là giảng viên trẻ khối trường đại học sư phạm còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, dẫn đến tình trạng giảng viên không yên tâm công tác. Hiện tượng giảng viên có trình độ cao bỏ việc ở trường công, chuyển công tác ra các trường ngoài công lập với thu nhập cao hơn đang diễn ra ngày càng nhiều…

Bên cạnh đó, các ý kiến bày tỏ mong muốn có phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo chuyển sang làm cán bộ quản lý; chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ nhân viên khối phòng ban trong các trường đại học. Đề nghị sửa đổi một số điểm của Thông tư 08 về tính chế độ cho cán bộ công đoàn cơ sở giống như tính phụ cấp của tổ trưởng chuyên môn nhằm động viên cán bộ công đoàn trong các trường học.

Trong nhóm vấn đề liên quan đến định hướng phát triển ngành Giáo dục phù hợp với cách mạng 4.0 và chuyển đổi số: Nhiều ý kiến mong muốn được Bộ trưởng chia sẻ chiến lược để đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giảng dạy, thi cử, kiểm tra, đánh giá ở bậc giáo dục đại học theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế; thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; về định hướng phát triển và quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo các trường sư phạm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội... trong tương lai.

Việc phát triển các ngành đào tạo theo chuẩn chất lượng cao sẽ được Bộ GD&ĐT định hướng như thế nào để chương trình học đảm bảo mạnh về lượng, chuyên về chất. Giải pháp nào nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công nghệ thông tin, công nghệ số. Vấn đề sở hữu trí tuệ, khai thác và quản lý các sản phẩm khoa học công nghệ… là những nội dung được các giảng viên quan tâm nêu ý kiến trong chương trình.

Trong nhóm vấn đề về tự chủ đại học, các ý kiến quan tâm và mong muốn Bộ có cơ chế để các nhà trường vận hành tự chủ và vai trò của giảng viên trong tự chủ về học thuật, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong thời gian tới, trong bối cảnh chuyển đổi số… Định hướng trong giảng dạy, NCKH cũng như vai trò giảng viên là công đoàn viên trong thời gian tới được các nhà giáo quan tâm.

Một số ý kiến nêu vấn đề không nên dùng điểm học bạ xét tuyển đại học, cao đẳng vì không đảm bảo chất lượng; tỷ lệ sinh viên ra trường làm không đúng ngành được đào tạo cao - đề nghị Bộ trưởng quan tâm và có giải pháp; có hướng dẫn cụ thể đối với công tác NCKH; phân quota thêm các đề tài NCKH để giảng viên thực hiện… và mong muốn Bộ có giải pháp về các vấn đề này để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.

Vân Anh

report

Ban tổ chức mong muốn được nghe nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà giáo

Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay, Ban tổ chức đã nhận được hơn 200 ý kiến của cán bộ, giảng viên đến từ các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới …

Tại sự kiện chiều nay, Ban tổ chức mong muốn được nghe nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà giáo. Tuy nhiên, các ý kiến cần ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề để dành nhiều thời gian được nghe Bộ trưởng trao đổi, chia sẻ những vấn đề mà cán bộ, giảng viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục đại học quan tâm.

Minh Phong

report

TS. Đinh Minh Hằng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Cần tạo động lực, khuyến khích NCKH và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học

TS. Đinh Minh Hằng – Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trưởng phòng Hành chính đối ngoại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

TS. Đinh Minh Hằng – Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trưởng phòng Hành chính đối ngoại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

TS. Đinh Minh Hằng – Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trưởng phòng Hành chính đối ngoại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH) và giảng dạy là 2 nhiệm vụ song song trong các trường ĐH, CĐ.

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở mỗi nhà trường. Hiện nay, vấn đề về liêm chính học thuật, đạo đức nhà giáo luôn là chủ đề nóng trong cộng đồng những người làm khoa học.

Các chính sách và quy chế đối với NCKH để gắn liền với giảng dạy và thực tế. Bên cạnh thế mạnh về NCKH thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên thì cần tập trung hơn vào lĩnh vực Khoa học xã hội, cụ thể là khoa học giáo dục bởi liên quan đến đào tạo giáo viên, đào tạo nghề. Việc đầu tư kinh phí cho NCKH cũng cần được tính kỹ.

Theo cô Hằng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 636 giảng viên; trong đó có 424 Tiến sĩ, 128 GS, PGS. Mỗi năm, trường được đầu tư khoảng 6-8 tỷ đồng/năm; tức mỗi giảng viên có từ 10 - 15 triệu đồng/năm để NCKH. Đây là còn số chưa đủ lớn để thu hút moi người nghiên cứu khoa học.

Đầu tư cho NCKH ở các trường ĐH, CĐ hiện còn khá nhỏ lẻ. Do đó, cần có những đề xuất và giải pháp, tùy thuộc vào thực tế nhà trường và năng lực của mỗi nhà khoa học. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực NCKH để đạt được hiệu quả nghiên cứu.

"Vì vậy, mong Bộ trưởng cho biết, thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ có các giải pháp, chính sách ra sao để tạo động lực, khuyến khích NCKH và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học" - cô Đinh Minh Hằng đề xuất.

Đình Tuệ

report

Giảng viên Đinh Ngọc Thắng (Trường Sư phạm - Trường ĐH Vinh): Việc nêu gương nhà giáo hết sức quan trọng

Lựa chọn chia sẻ về chủ đề "tôn sư trọng đạo", giảng viên Đinh Ngọc Thắng, Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh, TP Nghệ An, nêu ý kiến đến Bộ trưởng GD&ĐT: Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên là vấn đề lớn nhưng tôi sẽ nhìn nhận từ khía cạnh tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Thứ nhất, trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần lồng ghép đào tạo bồi dưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Việc bồi dưỡng giúp lan tỏa giá trị truyền thống của cha ông trong môi trường sư phạm.

Thứ hai, các chủ trương, quyết sách lớn của Bộ GD&ĐT cần gắn liền với sứ mệnh của những người đã lựa chọn nghề giáo. Hiện nay, những người lựa chọn nghề giáo đang gặp khó khăn, trở ngại trong đó có áp lực nghề nghiệp, áp lực thu nhập. Tuy nhiên, nếu xem sứ mệnh đó là lựa chọn của mình thì các thầy cô giáo đều có thể vượt qua khó khăn này.

Thứ ba, vấn đề nêu gương nhà giáo cũng hết sức quan trọng. Việc nêu gương phải kịp thời chính xác.

Thầy Đinh Ngọc Thắng chia sẻ 3 việc cần làm trong nêu gương nhà giáo. Đầu tiên, cần nêu gương cán bộ quản lý giáo dục vì họ thể hiện sự hội tụ, đoàn kết trong cơ sở giáo dục. Tiếp đó là nêu gương các thầy cô giáo vì họ là tấm gương gần gũi nhất với người học. Cuối cùng là nêu gương những người làm việc gián tiếp tại các cơ sở giáo dục. Bởi lẽ, nhà trường là một thể thống nhất, trong nhà trường không chỉ có tấm gương của nhà giáo mà còn có các nhân viên giáo dục, góp phần xây dựng giá trị của một cơ sở giáo dục.

Thầy giáo Đinh Ngọc Thắng nhấn mạnh, nếu làm tốt công tác nêu gương các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên giáo dục tiêu biểu, sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lựa chọn nghề giáo.

Nhắc đến trong dự thảo Luật Nhà giáo dục có nội dung "mỗi nhà giáo có sứ mệnh giáo dục con người", thầy Thắng chia sẻ đây là nội dung giá trị, thiết thực. Nếu dự thảo trên được thông qua sẽ mang lại lợi ích to lớn, giá trị quan trọng trong việc ươm mầm và đào tạo giáo viên.

Giảng viên này đề nghị ngành Giáo dục cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt cần phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo".

Tú Anh

report

PGS.TS Phạm Thị Huyền (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân): Tăng cường truyền thông về tự chủ đại học

PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.

PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.

PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra những kiến nghị về vấn đề tự chủ đại học trong các nhà trường.

Từ thực tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân, PGS.TS Phạm Thị Huyền cho rằng tự chủ trong đại học hiện nay, xã hội vẫn hiểu là tự chủ trong thu học phí, thiên về tài chính và nghĩ là tự chủ là nhà nước không hỗ trợ học phí và các hoạt động.

Đây là vấn đề cần được truyền thông để xã hội rõ, đề nghị Bộ GD&ĐT chung tay truyền thông về tự chủ đại học. Cần nhấn mạnh tự chủ là tăng cường quyền cho các nhà trường.

Các trường được chủ động liên kết tạo các mối quan hệ, thêm cơ hội để người học được có thêm thực tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học.

Tự chủ trong các trường đại học, cũng tạo điều kiện để các trường được chủ động mời các chuyên gia quốc tế, tăng cường các hoạt đội đối ngoại để nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam.

Các trường tự chủ hướng đến chủ động trong việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng không gian học tập mang tầm quốc tế. Các trường được tự chủ trong liên kết tạo ra dịch vụ đại học mang đẳng cấp quốc tế. Tự chủ tài chính, đảm bảo thu đúng thu đủ là cần thiết, cần để xã hội không phàn nàn về vấn đề học phí.

Sự thiếu đồng bộ trong điều hành tự chủ tài chính đang đặt ra khó khăn cho các nhà trường, đề nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan điều hành có đề xuất cơ chế chính sách, văn bản chỉ đạo giúp các trường đại học điều hành tự chủ tại chính một cách hợp lý trong thời gian tới.

Hà An

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tiếp tục điều chỉnh chính sách để mở đường cho tự chủ ĐH được đúng hướng, có chiều sâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hiện nay có nhiều trường ĐH đã tự chủ rất cao.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hiện nay có nhiều trường ĐH đã tự chủ rất cao.

Trao đổi với ý kiến phát biểu của 3 nhà giáo đến từ các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Kinh tế quốc dân - Bộ trưởng nhận định đây đều là vấn đề lớn.

Về ý kiến liên quan đến nghiên cứu khoa học; các giải pháp phát triển năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ; vấn đề đầu tư và các chính sách khác có liên quan - Bộ trưởng khẳng định đây là vấn đề quan trọng với hệ thống giáo dục ĐH.

Các cơ sở giáo dục ĐH, cả định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, thì khoa học và nghiên cứu khoa học là yếu tố mang tính nền tảng, cốt lõi, đặc biệt với trường ĐH nghiên cứu. Việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, các sản phẩm khoa học thể hiện năng lực của đội ngũ giảng viên, cho thấy vị thế và tầm ảnh hưởng của các trường ĐH. 1 nhà khoa học có trình độ khoa học và kết quả nghiên cứu tốt là tiền đề để đóng vai trò 1 giảng viên tốt.

Trong quản lý của Bộ GD&ĐT, năm 2022, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 109 quy định về hoạt hoạt động nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục ĐH, CĐ; trong đó có quy định cơ chế khuyến khích các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, chế độ khuyến khích phát triển các nhóm nghiên cứu, các lĩnh vực nghiên cứu.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của chi phí cho nghiên cứu khoa học, theo Bộ trưởng, chi phí từ nhà nước bao giờ cũng là phần quan trọng, nhưng có hạn. Cùng chi phí từ nhà nước còn nhiều nguồn: nguồn thu từ tự chủ của trường ĐH, bằng đặt hàng của doanh nghiệp, địa phương.

Với Bộ GD&ĐT, kinh phí nghiên cứu của Bộ cũng rất có hạn và Bộ ưu tiên đặt hàng những nghiên cứu cơ bản, hoặc liên quan đến giáo dục, đến việc quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT. Do đó, nhà trường phải hướng tới có được các đặt hàng từ doanh nghiệp, địa phương để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Riêng với khối trường sư phạm, khoa học cơ bản, cơ quan nhà nước sẽ phải tăng cường dưới dạng kinh phí đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu; nhưng vẫn cần quan tâm chú trọng đặt hàng từ doanh nghiệp, địa phương…

Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học; nhưng có 1 điểm nghẽn, nút thắt khiến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa phát huy được là việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Việc này, hệ thống chính sách còn phức tạp, còn phải tháo gỡ nhiều. Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tham gia vào việc này nhiều hơn. Làm được mới giải phóng được năng lực sáng tạo, mong muốn nghiên cứu của giảng viên.

Về ý kiến liên quan đến vấn đề đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng khẳng định đây là vấn đề rất hệ trọng. Các trường ĐH sư phạm trong chương trình đào tạo có thời lượng cho nội dung này. Nhưng với tất cả nhà giáo, quan trọng là yếu tố tự rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi, không chỉ trông chờ lồng ghép vào một vài chương trình giáo dục có tính chất ngắn hạn. Ở giáo dục ĐH, không chỉ là đạo đức nhà giáo, đây còn là đạo đức của nhà khoa học, của người làm nghiên cứu.

Nhấn mạnh đến liêm chính học thuật, Bộ trưởng cho biết, một số chính sách liên quan đến nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. Trong hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, vấn đề liêm chính học thuật cũng ngày càng được đề cao và được nêu ra một cách rõ ràng, các yêu cầu ngày càng cụ thể hơn; đặc biệt là yêu cầu giảng viên trung thực trong công bố kết quả nghiên cứu.

Về vấn đề lớn là tự chủ ĐH, theo Bộ trưởng, Việt Nam đã thực hiện hơn 30 năm với khởi đầu là sự ra đời của 2 ĐH Quốc gia. Hiện nay có nhiều trường ĐH đã tự chủ rất cao.

Triển khai tự chủ ĐH, một điểm vướng, khó hay được nhắc đến là thể chế. Chúng ta đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Luật 34), Nghị định 99 hướng dẫn thi hành luật, quy định nhiều nội dung chi tiết để thực hiện tự chủ. Nhưng vẫn có sự xung đột, chồng chéo, chưa đồng bộ với các bộ luật khác, khiến cho quyền tự chủ của giáo dục ĐH rất khó thực hiện một cách đầy đủ.

Điều này cần có quá trình điều chỉnh. Hiện, chúng ta đang điều chỉnh Nghị định 99 và dự kiến năm 2023, Quốc hội, Chính phủ sẽ giao Bộ GD&ĐT xem xét, sửa đổi Luật 34; từ đó tiếp tục mở đường cho tự chủ ĐH được đúng hướng, có chiều sâu, thuận lợi cho cơ sở giáo dục ĐH hơn.

Một khó khăn khác của thực hiện tự chủ là sự hiểu về tự chủ; có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.

Bộ trưởng cho biết, thời điểm này, các cơ quan từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tương đối thống nhất quan điểm: Tự chủ không phải là tự túc, không phải phó thác cho các trường tự lo kinh phí. Tự chủ vẫn cần đầu tư, nhưng đầu tư như thế nào, lúc nào, cách gì còn đang là câu chuyện cần tiếp tục kiến nghị chính sách trong thời gian tới. Cùng với đó, về tự chủ học thuật, tự chủ tài chính cũng cần có điều chỉnh để làm tốt hơn vấn đề tự chủ.

Hiếu Nguyễn

report

PGS.TS Nguyễn Danh Nam (Đại học Thái Nguyên): Khai phóng tiềm năng của giảng viên Việt Nam

Đại diện cho Đại học Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), PGS.TS Nguyễn Danh Nam nêu ý kiến đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Hướng tới tự chủ đại học, giảng viên các cơ sở giáo dục được độc lập trong giảng dạy và NCKH; từ đó, có thể thấy tự do học thuật là "linh hồn" của tự chủ đại học. Việc tự do học thuật giúp người học được tiếp cận các chương trình đào tạo tốt nhất, giảng viên tốt nhất. Để thực hiện tự do học thuật, giảng viên đóng vai trò then chốt.

Đánh giá Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã tạo điều kiện, cơ hội, khả năng sáng tạo cho các giảng viên, các trường đại học nhưng PGS.TS Nam cho rằng luật chưa khai phóng được hết tiềm năng của giảng viên Việt Nam. Do đó, TS Nam có 2 đề xuất:

Thứ nhất, cần tạo môi trường tự do học thuật trong các trường đại học thông qua cơ chế của nhà nước, đặc biệt là qua môi trường tự chủ đại học. Đồng thời, cần có kinh phí hỗ trợ NCKH, đặc biệt là với các giảng viên trẻ giảng dạy, NCKH.

TS Nam đề xuất Bộ GD&ĐT kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tăng kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học, tạo môi trường để giảng viên làm NCKH; chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học nhằm phát huy tiềm năng của các cơ sở giáo dục và đưa lĩnh vực GDĐH vươn tầm quốc tế.

Thứ hai, Đại học Thái Nguyên là đại học vùng. Bộ GD&ĐT cần có cơ chế đặt hàng với các đại học vùng, góp phần phát triển chiến lược vùng và chiến lược đất nước.

Ngoài ra, PGS.TS Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ quan điểm về hai vấn đề. Đầu tiên là thông tin một số điểm nghẽn quan trọng nhất của đại học Việt Nam hiện nay. Tiếp đó là quan điểm, tư tưởng cốt lõi của Bộ GD&ĐT trong chiến lược phát triển giáo dục đại học, góp phần vào việc phát triển đất nước.

Tú Anh

report

PGS.TS Phạm Ngọc Minh (Trường ĐH Y Hà Nội): Kiến nghị sửa đổi quy định về điều kiện trở thành giảng viên trường y

PGS.TS Phạm Ngọc Minh - Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Y Hà Nội.

PGS.TS Phạm Ngọc Minh - Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Y Hà Nội.

PGS.TS Phạm Ngọc Minh - Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Y Hà Nội cho hay, nhà trường đang thực hiện tự chủ ở mức 2, đến nay tương đối ổn định. Trường Đại học Y Hà Nội tập trung đổi mới đào tạo, đổi mới chương trình.

Đề cập đến chế độ chính sách, PGS.TS Phạm Ngọc Minh chia sẻ, đào tạo ở trường y tương đối dài, chẳng hạn bác sĩ đa khoa có thời gian đào tạo 6 năm. Muốn trở thành giảng viên thì phải có thêm ít nhất 3 năm đào tạo bác sĩ nội trú.

“Chúng tôi đào tạo ra đội ngũ cán bộ y tế để chăm sóc sức khỏe người dân. Giảng viên trường y vừa là thầy thuốc, vừa là thầy giáo nên trách nhiệm càng nặng nề hơn” - PGS.TS Phạm Ngọc Minh bày tỏ.

Ngoài ra, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội còn làm công tác kiêm nhiệm ở bệnh viện. Thời gian làm việc ở bệnh viện ít nhất bằng thời gian làm việc ở trường, thậm chí là nhiều hơn. Tuy nhiên, giảng viên chỉ được hưởng 1 loại lương, phụ cấp.

Trăn trở với việc giữ chân giảng viên giỏi, PGS.TS Phạm Ngọc Minh đề xuất, cần có cơ chế chính sách, đặc thù, thu hút tương xứng. Chúng ta giữ chân người giỏi bằng tâm huyết của họ, chứ không phải bằng mệnh lệnh, hành chính.

PGS.TS Phạm Ngọc Minh cũng kiến nghị sửa đổi quy định về điều kiện có thể trở thành giảng viên trường y. Thay vì quy định phải có bằng thạc sĩ, nên chăng sửa thành giảng viên trường đại học y phải có bằng thạc sĩ hoặc tương đương để các trường có thể vận dụng được.

Ngoài ra, cần sửa đổi Nghị định 99 về tự chủ đại học để phù hợp với thực tiễn.

Minh Phong

report

TS Trần Trọng Đạo (Trường ĐH Nha Trang): Cần chính sách nâng cao đời sống của nhà giáo

TS Trần Trọng Đạo, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu ý kiến về thực trạng đời sống, thu nhập của viên chức, người lao động trong cơ sở giáo dục đại học.

Theo TS Trần Trọng Đạo, hiện nay, công việc của viên chức, người lao động chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

TS Trần Trọng Đạo, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu ý kiến. Ảnh: Mạnh Tùng

TS Trần Trọng Đạo, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu ý kiến. Ảnh: Mạnh Tùng

Thực trạng này dẫn đến hệ quả là không ít viên chức, người lao động xin thôi việc, chuyển công tác khác, học ở nước ngoài xong thì không muốn về trường làm việc. Điều lo lắng hơn, không ít viên chức, người lao động dành nhiều thời gian, tâm huyết để làm nhiều việc khác nhau ngoài công việc chính, như: bán hàng online, bất động sản …

Kết quả là, công việc chính thì đem lại thu nhập phụ, việc làm phụ thì đem lại thu nhập chính. Việc chính cần được dành nhiều trí tuệ, tâm huyết thì lại không. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đào tạo.

Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu 2 đề xuất:

Thứ nhất, nên có chính sách tiền lương, bảng lương riêng cho nhà giáo. Đây là việc khó bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn và phải xem xét trong tương quan với các ngành khác.

Hai là, có chính sách cho vay vốn với các ưu đãi đặc thù (thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng) cho viên chức, người lao động trong ngành. Nhà nước có thể cho vay để mua đất, xây nhà, đi học với các ưu đãi về lãi suất, thời gian vay (10-20 năm), phương thức trả nợ vay.

Hơn 100 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Nha Trang tham dự sự kiện. Ảnh: Mạnh Tùng.

Hơn 100 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Nha Trang tham dự sự kiện. Ảnh: Mạnh Tùng.

Mạnh Tùng

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sẽ kiến nghị giáo viên có một bảng lương riêng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi: Vấn đề tự chủ học thuật và vai trò của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong tự chủ đại học. Điều quan trọng nhất của tự chủ là làm sao đến được các nhà khoa học, các giảng viên.

Tự chủ không chỉ dừng lại ở cấp quản lý cơ sở giáo dục, hay việc ban hành các quy chế. Điều quan trọng là quyền và trách nhiệm phải tới với các đơn vị thành tố bên trong của trường ĐH; từ khoa cho tới các bộ môn, giảng viên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi với các nhà giáo, CBQL các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng chiều 15/8.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi với các nhà giáo, CBQL các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng chiều 15/8.

Các nhà khoa học phải được tham gia vào quá trình xây dựng những chiến lược hoạt động ở mỗi nhà trường. Các trường phải ban hành quy chế, nội bộ của cơ sở giáo dục. Từ đó, các nhà khoa học và giảng viên tham gia xây dựng sẽ phát huy được quyền tự chủ của mình.

Để có môi trường học thuật lành mạnh, tự chủ, khi ta xác định tự chủ ĐH, chính các giảng viên của nhà trường cần tự mình tạo ra môi trường cho chính mình, chứ không phải trông ngóng ở các lực lượng khác.

Về vấn đề quy hoạch, đây là nhiệm vụ rất lớn và rất khó. Bộ GD&ĐT vẫn đang tiến hành quyết liệt vì liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Những kết quả bước đầu cũng đang hoàn thiện phương án quy hoạch. Trong đó có cơ cấu của các ĐH vùng, các ĐH Sư phạm trọng điểm, mật độ đào tạo cho từng khu vực cũng sẽ sớm được xem xét.

Hiện toàn quốc đang có 3 đại học vùng. Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cần có 6 đại học vùng. Dự kiến các khu vực như: Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ, Miền núi phía Bắc cũng sẽ có đại học vùng.

Các đại biểu tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đạo tạo lắng nghe ý kiến trao đổi từ điểm cầu của các đại học, trường đại học, cao đẳng Sư phạm.

Các đại biểu tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đạo tạo lắng nghe ý kiến trao đổi từ điểm cầu của các đại học, trường đại học, cao đẳng Sư phạm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, hệ thống các trường Cao đẳng Sư phạm cũng đang khó khăn vì chỉ đào tạo hệ sư phạm Mầm non nên chưa phát huy được hết năng lực. Do đó cần sắp xếp lại theo hướng, một số trường sẽ sáp nhập vào các trường đại học có đào tạo về khoa học cơ bản.

Các trường ĐH những năm qua có những bước tiến về quy mô nhà trường, quy mô sinh viên, số lượng giảng viên có trình độ từ Tiến sĩ trở lên... Ý kiến của các đại biểu đã nêu ra điểm nghẽn ở các trường đại học về thể chế, cơ sở vật chất, hạ tầng.

Hiện, các trường ĐH công và tư đều cơ bản còn khá nghèo nàn về cơ sở vật chất. Hệ thống phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được ở góc độ đỉnh cao theo tầm quốc tế. Do đó, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm ở các trường đại học.

Chúng ta cần có một chương trình quốc gia về hạ tầng hiện đại cho các trường đại học. Về lực lượng nhà giáo, lực lượng khoa học cũng cần phát huy trí tuệ trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, công tác tài chính cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ở các trường đại học. Hiện Chính phủ yêu cầu các trường thực hiện tạm lùi thời hạn tăng học phí theo Nghị định 81 để chia sẻ khó khăn với người dân. Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu kiến nghị Nhà nước cấp bù kinh phí cho các nhà trường để đảm bảo chất lượng hoạt động.

Lực lượng ngành Y đào tạo về chuyên môn có nhiều đặc thù so với các ngành nghề khác. Bác sĩ nội trú đã tương đương với trình độ Thạc sĩ hay chưa thì cũng cần bàn thảo thêm.

Vấn đề thu nhập của cán bộ giảng viên, viên chức, người lao động, cần tính toán để đảm bảo cuộc sống. Thực tế cho thấy, thu nhập của giảng viên chưa thực sự cao do nhiều nguyên nhân. Trong Nghị quyết 29 nêu định hướng, tiến tới giáo viên sẽ có bảng lương riêng cao nhất trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đình Tuệ

report

GS.TS Phạm Thành Huy (Trường ĐH Phenikaa): Điều chỉnh cơ chế chính sách, tạo cơ hội bình đẳng phát triển cho trường ngoài công lập

GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa.

GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa.

Đại diện cho khối các trường ngoại công lập, GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa ý kiến với Bộ trưởng về chính sách để trường ngoài công lập phát triển. GS Phạm Thành Huy nhấn mạnh vai trò, đóng góp của hệ thống các trường ngoài công lập là rõ nét, quy mô đào tạo, lực lượng cán bộ, sự phát triển của các trường đã khẳng định sự đúng đắn chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước.

Thực tế triển khai điều hành tại Trường Đại học Phenikaa cho thấy, các trường ngoài công lập đều có sự tự chủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, thu hút nhân lực, những đầu tư nguồn lực trên đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu trong các nhà trường.

Kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng khoa học đã đáp ứng yêu cầu nền kinh tế. Chính phủ đã trao quyền tự chủ cao hơn cho giáo dục đại học. Dựa vào đó, các trường đã thực hiện tốt chương tình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

Đặc biệt với những nhà trường được hỗ trợ từ các tập đoàn kinh tế, đã có sự đầu tư tập lớn tạo môi trường đào tạo, thực hành, nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với sản xuất, giúp sinh viên phát triển kỹ năng, thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, hệ thống các trường ngoài công lập còn gặp khó khăn nhiều, lớn nhất là đầu tư cơ sở vật chất. Bên cạnh các trường có sự đầu tư của các doanh nghiệp, thì còn nhiều trường gặp khó khăn, về chính sách tài chính, tài trợ, thi đua khen thương, vinh danh nhà giáo.... có phần thiệt thòi so với các trường công lập.

Từ thực tế trên, GS Phạm Thành Huy kiến nghị với Bộ trưởng và mong muốn các cơ quan có sự điều chỉnh chính sách quan tâm nhiều hơn đến các trường ngoài công lập:

Bộ GD&ĐT và Chính phủ ghi nhận sự đóng góp của các trường ngoài công lập, tiếp tục có điều chỉnh cơ chế chính sách, tạo cơ hội bình đẳng phát triển cho trường công lập và ngoài công lập, trường ngoài công lập được tiếp cận với quỹ đất xây dựng, được ưu đãi về chính sách thuế.

Giảng viên trường ngoài công lập, có nhiều người được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có nhiều đóng góp trong đổi mới sáng tạo.Trong hoạt đông nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, cho phép giảng viên các trường ngoài công lập được phép tham gia đấu thấu các đề tại của Bộ.

Mong có chính sách động viên các nhà giáo được ghi nhận thành tích, tham gia vào hệ thống thi đua khen thưởng của Bộ GD&ĐT. Các chính sách liên quan đến danh hiệu nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, các thầy cô tham gia giảng dạy từ đầu ở trường ngoài công lập có đủ điều kiện tham gia, mong được xét công nhận các danh hiệu trên.

Hà An

report

ThS Hoàng Ngọc Cảnh (Trường ĐH Thương Mại): Thách thức trong quá trình chuyển đổi số

ThS Hoàng Ngọc Cảnh, Giám đốc Trung tâm CNTT, giảng viên Tin học, Trường Đại học Thương Mại (Hà Nội) đã có những chia sẻ xoay quanh công tác chuyển đổi số trong nhà trường.

Nhận định trường thuộc khối Kinh tế, nguồn lực CNTT không phải thế mạnh, ThS Cảnh cho biết, từ năm 2006 - 2021 Trường ĐH Thương Mại đã tập trung phát triển, tuyển dụng đội ngũ CNTT và tự xây dựng thành công phần mềm quản lý đào tạo nhằm phục vụ công tác đào tạo chính quy và mở rộng cho các chương trình đào tạo khác.

Trong 2 năm trở lại đây, Trường ĐH Thương Mại đã thực hiện được một số hạng mục quan trọng trong quản lý điều hành nội dung dạy học, số hoá từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Nhà trường cũng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Từ đó, nhà trường nhận thấy một số bài học để làm tốt công tác chuyển đổi số gồm: thống nhất về mặt chủ trương thực hiện chuyển đổi số; thực hiện chỉ đạo quyết liệt về chuyển đổi số; xây dựng đội ngũ CNTT đủ mạnh; tăng cường tập huấn và chuyển giao chuyển đổi số; hạ tầng kỹ thuật tốt; nguồn lực tài chính cẩn thận.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, Trường ĐH Thương Mại nhận thấy một số thách thức đến từ việc giáo dục Việt Nam và đại học Việt Nam còn yếu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Do đó, Trường ĐH Thương Mại mong muốn Bộ GD&ĐT xây dựng thêm đề án, cơ chế hỗ trợ tài chính, trang thiết bị hạ tầng, khoá học đào tạo kỹ năng cho giảng viên về chuyển đổi số.

Tú Anh

report

Ông Mai Đình Nam (Trường CĐSP Điện Biên): Sớm ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Thầy Mai Đình Nam phát biểu tại buổi gặp gỡ. (Ảnh: Lường Hoa).

Thầy Mai Đình Nam phát biểu tại buổi gặp gỡ. (Ảnh: Lường Hoa).

Rất nhiều tâm tư của tập thể Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Điện Biên được bày tỏ tại Chương trình Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Tại buổi gặp gỡ trực tuyến, thầy Mai Đình Nam – Chủ tịch Hội đồng trường CĐSP tỉnh Điện Biên đã nêu ra 4 vấn đề mà tập thể nhà trường đang trăn trở.

Trước tiên là mong muốn Bộ GD&ĐT sớm ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm nói chung, các trường CĐSP nói riêng. Trên cơ sở đó, các địa phương làm căn cứ để định hướng phát triển cho các trường CĐSP cũng như có chính sách đầu tư thích đáng để đáp ứng việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi.

Trước đây, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT (theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), các trường CĐSP được quan tâm củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Tuy nhiên, khi hết chương trình này thì các trường CĐSP ở các địa phương không được thụ hưởng thêm các chương trình hỗ trợ khác. Trong khi đó cơ sở vật chất của các trường được đầu tư đã xuống cấp... Do đó, kính đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm, hỗ trợ để các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đáp ứng quá trình đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Điểm cầu trực tuyến tại trường CĐSP Điện Biên (Ảnh: Lường Hoa).

Điểm cầu trực tuyến tại trường CĐSP Điện Biên (Ảnh: Lường Hoa).

Cùng với đó, thầy Nam cho rằng đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường CĐSP được đào tạo rất cơ bản, nhiều bậc học khác nhau, đa dạng chuyên ngành và đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên tiểu học, THCS. Tuy nhiên, hiện các trường CĐSP chỉ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. Vì vậy, mong muốn Bộ có những giải pháp để hỗ trợ cán bộ, giảng viên bằng việc tạo cơ chế để các trường CĐSP được thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên cho cấp Tiểu học và THCS tại địa phương.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2022 về Điều lệ trường CĐSP. Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư trên ở mỗi địa phương chưa có sự đồng nhất. Kính đề nghị Bộ GD&ĐT, cùng với các cơ quan, các tỉnh triển khai thực hiện cụ thể hơn, tạo điều kiện tối đa nhất để các trường CĐSP thực hiện tốt chức năng của mình theo Điều lệ.

Minh Thịnh

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ứng xử công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập

Trao đổi với ý kiến của Trường ĐH Thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận và đề nghị nhà trường viết tham luận sâu hơn để trình bày trong hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định Lãnh đạo Bộ GD&ĐT luôn đánh giá cao hệ thống các trường ngoài công lập; ứng xử một cách công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định Lãnh đạo Bộ GD&ĐT luôn đánh giá cao hệ thống các trường ngoài công lập; ứng xử một cách công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập.

Với ý kiến của đại diện khối các trường ngoài công lập, Bộ trưởng khẳng định quan điểm, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT luôn đánh giá cao hệ thống các trường ngoài công lập; ứng xử một cách công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập. Với trường khối khoa học, công nghệ, được thành lập và đầu tư của các doanh nghiệp lớn, Bộ trưởng mong với tiềm lực tốt về cơ sở vật chất, các trường tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai để sớm trở thành cơ sở giáo dục có ảnh hưởng quốc tế.

Bộ trưởng cho biết: Bộ GD&ĐT đang kiến nghị một số chính sách ưu tiên với khối ngoài công lập, kể cả với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục đại học; trong đó có chính sách quan trọng là ưu tiên về đất đai, mặt bằng, địa điểm.

Về cơ chế tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, hiện Bộ GD&ĐT có Đề án 89, đào tạo trình độ tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục ĐH; không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập. Điều này cũng thể hiện quan điểm, sự nhìn nhận bình đẳng giữa 2 nhóm trường này.

Với thi đua, khen thưởng, hiện nay việc thực hiện khen thưởng với khối trường ngoài công lập đang được thực hiện bình thường, không trở ngại. Đã có nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi các trường ngoài công lập. Riêng hoạt động xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thông qua kênh các tỉnh/thành và theo như Bộ GD&ĐT vừa xét chuẩn bị trình thì có nhiều nhà giáo thuộc khối ngoài công lập. Quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu không phân biệt công, tư. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để có những nhà giáo xứng đáng được tôn vinh, xét tặng các danh hiệu trên.

Trao đổi về ý kiến liên quan đến các trường CĐ sư phạm, Bộ trưởng xác định đây là điểm cần đặc biệt lưu ý trong thời gian tới và cho biết: đào tạo giáo viên mầm non còn nguyên vị trí quan trọng. Thậm chí trong thời gian tới, khi triển khai thí điểm phổ cập tại một số tỉnh, triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới…, yêu cầu tập huấn, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non sẽ càng lớn. Việc đào tạo trình độ CĐ với giáo viên mầm non là nhu cầu chắc chắn ổn định và lâu dài.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng, trong thực tế hiện nay, việc các trường CĐ sư phạm tồn tại độc lập là khó khăn bởi quy mô đào tạo quá ít, nguồn thu rất hạn hẹp. Do đó, chính các trường CĐ sư phạm cũng phải quan tâm lựa chọn hoặc ghép với một trường CĐ khác của địa phương thành trường CĐ đa ngành; hoặc sáp nhập với một trường ĐH sư phạm… Bộ trưởng xác định đây là việc cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn; các trường cần chủ động trong phối hợp và đề xuất; Bộ GD&ĐT cũng quan tâm tìm kiếm giải pháp cho việc này.

Hiếu Nguyễn

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng ta cần kiên định với mục tiêu đổi mới

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên. Mỗi ý kiến thầy cô nêu là nhiều nhóm vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận buổi gặp gỡ chiều 15/8.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận buổi gặp gỡ chiều 15/8.

Nhấn mạnh vai trò của giáo dục đại học, Bộ trưởng cho rằng, ai cũng hiểu điều đó nhưng chúng ta vẫn cần nhắc lại điều này. Giáo dục đại học thể hiện tầm vóc, trí tuệ, trình độ khoa học công nghệ và biểu hiện sở hữu nhân tài của đất nước.

Phát triển giáo dục đại học là bài toán khó, phức tạp, lâu dài. Giáo dục đại học đang chuyển đổi, từ cách thức quản trị, quản lý nhà nước, cho đến sử dụng nguồn lực, cơ cấu ngành nghề… Đại học là động lực của đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Gửi lời cảm ơn đến các nhà giáo, nhà khoa học đã khắc phục khó khăn, đóng góp vào phát triển giáo dục đại học; Bộ trưởng nhìn nhận, các nhà khoa học, chuyên gia là lực lượng giúp Bộ GD&ĐT làm chính sách chiến lược mang tầm quốc gia.

Theo Bộ trưởng, chăm sóc các nhà khoa học là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bộ GD&ĐT đang từng bước làm mọi việc để phát triển nguồn lực này; đồng thời tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài.

Ở thời điểm này, giáo dục đại học đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giáo dục đại học phát triển cả quy mô và chất lượng. Những năm gần đây, số lượng sinh viên tăng; số sinh viên nhập học tăng. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngày càng được cải thiện.

So với 10 năm trước, giáo dục đại học có bước phát triển dài. Song, so với yêu cầu của đất nước, tốc độ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu không cùng nhau tháo gỡ điểm nghẽn thì chúng ta sẽ khó khăn để đạt đến đỉnh cao của chất lượng đào tạo.

Bộ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới có nhiều việc phải làm, trong đó cần hoàn thành quy hoạch sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới quản trị, phát triển đội ngũ giảng viên, đội ngũ chuyên gia đầu ngành và hình thành nhóm nghiên cứu mạnh - hạt nhân nghiên cứu khoa học. Mặt khác, cần có sự cải thiện tài chính cho giáo dục đại học.

Về thể chế, bộ sẽ rà soát để hoàn thiện các văn bản quy pháp phạm luật để mở đường cho giáo dục đại học và tự chủ theo chiều sâu. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số… Qua đó cho thấy, còn nhiều công việc đang chờ phía trước.

Trong khuôn khổ của sự kiện, Bộ trưởng kỳ vọng các nhà giáo, nhà khoa học lưu ý làm tốt một số việc trong thời gian tới: Thứ nhất, tự chủ đại học – vấn đề đang được quan tâm. Tự chủ không chỉ dừng ở hội đồng trường, mà còn đến các giảng viên, nhà khoa học…

Thứ hai, hiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, Bộ trưởng mong các nhà khoa học giỏi hơn nữa. Phát triển khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trong thời gian tới. Mong rằng, đây là sự phấn đấu của cá nhân, nhưng cũng cần cơ chế chính sách của các cơ sở giáo dục đại học.

Bộ trưởng cũng mong muốn, nhà giáo nâng cao tinh thần gánh vác trách nhiệm với sự nghiệp chung. Công bố quốc tế quan trọng nhưng cũng cần những công trình giải quyết những vấn đề nóng của đất nước.

Đặt vấn đề, Bộ GD&ĐT sẽ làm gì để chăm lo cho lực lượng nhà giáo? Bộ trưởng chia sẻ, có nhiều việc phải làm, trong đó có cả những việc cần làm sớm nhưng cũng có những việc cần có thời gian.

Trước mắt, cần sớm tháo gỡ khó khăn để mở đường cho tự chủ đại học. Các chuyên gia, nhà khoa học cùng tham gia xây dựng Luật Nhà giáo – một dự án được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập.

Cuối cùng cũng là thông điệp mà Bộ trưởng muốn nói, chúng ta cần kiên định với con đường, mục tiêu đổi mới, những mục tiêu mang tính chiến lược của ngành. Chúng ta cần kiên trì thuyết phục và vận động phụ huynh, xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành với chúng ta.

Chúng ta cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực; kiên quyết theo đuổi mục tiêu chiến lược phát triển con người. Chúng ta cần kiên trinh với nghề giáo, vinh quang của nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt, dẫu khó khăn đến đâu cũng kiên trinh với nghề giáo.

Minh Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ