Bộ Quốc phòng Ukraine lên tiếng về thông tin Nga tăng cường quân đội gần biên giới

GD&TĐ - Hôm 1/11, Bộ Quốc phòng Ukraine bác bỏ thông tin từ báo chí về việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới của mình và cho rằng họ không quan sát thấy sự gia tăng lực lượng hoặc vũ khí.

Khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine
Khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine

Cuối tuần qua, tờ Washington Post cho biết một đợt tăng cường mới của quân đội Nga gần biên giới Ukraine đã làm dấy lên lo ngại đối với một số quan chức Mỹ và châu Âu. Họ cho rằng có sự chuyển động bất thường của thiết bị và binh sĩ ở sườn phía tây của Nga.

“Kể từ ngày 1/11/2021, việc chuyển giao thêm các đơn vị, vụ khí và thiết bị quân sự của Nga đến biên giới quốc gia Ukraine không được ghi nhận” – Bộ Quốc phòng Ukraine nói trong một tuyên bố.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc nói rằng đã biết về các báo cáo liên quan tới “hoạt động bất thường” này.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ khu vực này như vẫn thường làm, bất kỳ hành động leo thang hoặc gây hấn nào cũng sẽ khiến Mỹ hết sức lo ngại.

Hôm nay (2/11), Điện Kremlin cũng cho rằng báo cáo của phương tiện truyền thông Mỹ là “giả mạo và chất lượng thấp” khi nêu vấn đề tăng cường quân đội Nga gần Ukraine. Tuy nhiên, Điện Kremlin nói rằng vấn đề di chuyển quân đến đâu trên lãnh thổ của mình là tùy vào Moscow.

Mùa xuân năm nay, Moscow đã khiến Kiev và các nước phương Tây phải chú ý khi tăng cường hàng chục nghìn quân dọc theo biên giới với Ukraine, mặc dù sau đó họ đã rút quân trở lại căn cứ.

Quan hệ giữa Kiev và Moscow giảm mạnh từ năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và một cuộc chiến nổ ra giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Kiev cho biets 14.000 người thiệt mạng trong trận chiến này.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...