Ông Putin: Nga sẽ phản ứng với mối de dọa từ việc Mỹ triển khai tên lửa ở châu Âu

GD&TĐ - Khi tới Sochi tham dự các cuộc họp về tương lai của quân đội Nga và lĩnh vực công nghiệp quân sự, Tổng thống Putin cho rằng kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Washington ở châu Âu là mối đe dọa với Nga.

Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Nga Putin.

Nói với đại diện Bộ Quốc phòng, ông Putin cho biết Nga sẽ “đáp trả thỏa đáng” những nỗ lực của các nước ngoài nhắm phá vỡ sự ngang bằng chiến lược.

“Tất cả chúng ta đều nhận thức rõ rằng một số đối tác nước ngoài không ngừng nỗ lực phá vỡ sự ngang bằng, bao gồm cả việc triển khai các yếu tố của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu ở vùng lân cận trực tiếp với biên giới của chúng ta. Chúng ta không thể không nhận thấy những mối đe dọa này đối với an ninh của Nga và chúng ta sẽ phản ứng một cách phù hợp” – Ông Putin nói.

Theo Tổng thống Putin, các hệ thống phòng không nâng cấp của Nga có thể phát hiện và tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo và siêu thanh.

“Theo chương trình vũ khí của nhà nước, 25 hệ thống tên lửa phòng không S-400 và hơn 70 máy bay chiến đấu hiện đại đã được chuyển giao trong 4 năm qua. Hơn 20 hệ thống S-300 và 90 máy bay đã được nâng cấp” – ông Putin nói với các quan chức Bộ Quốc phòng và cho biết quân đội Nga sẽ sớm nhận được hệ thống tên lửa S-500 được sản xuất theo lô đầu tiên.

Nhà lãnh đạo Nga nói rằng, trong những năm tới, hơn 200 máy bay và 26 hệ thống tên lửa phòng không S350 và S400, hệ thống tên lửa S500 mới nhất cũng sẽ được cung cấp cho quân đội.

Ông Putin cũng nói về những ưu tiên chính liên quan đến việc trang bị cho Hải quân Nga những thiết bị và vũ khí hiện đại. Trong 4 năm qua, Hải quân đã đưa vào biên chế 49 tàu và xuồng chiến đấu mới, 9 hệ thống tên lửa bờ biển và 10 máy bay.

Đầu tháng này, ông Putin cho biết cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và Mỹ đang gia tăng sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972.

Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ của Nga với NATO đang trở nên tồi tệ, trong đó Tổng thư ký Jens Stoltenberg của NATO cho rằng đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Ông đưa ra tuyên bố trên trước hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng tại Brussels vào ngày 21/10. Trước đó, 8 nhà ngoại giao của phái bộ Nga bị trục xuất vì cáo buộc là điệp viên tình báo. Đáp lại, Moscow đã đình chỉ nhiệm vụ của mình tại NATO và đóng cửa văn phòng của NATO ở Moscow.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mới đây cho biết mối quan hệ giữa Nga và NATO không thể được gọi là thảm họa vì đơn giản là chúng không tồn tại vào thời điểm hiện nay. Theo ông, thực tế chứng minh rằng NATO không muốn có bất kỳ sự hợp tác nào với Nga.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.