Bộ não nhân tạo giúp bác sĩ nghiên cứu điều trị các bệnh thần kinh

Bộ não làm từ hỗn hợp protein, tơ lụa và tế bào gốc, có thể sống 9 tháng trong ống nghiệm, giúp bác sĩ nghiên cứu bệnh Alzheimer, Parkinson... 

Bộ não nhân tạo giúp bác sĩ nghiên cứu điều trị các bệnh thần kinh

Theo Motherboard, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts, Mỹ, đã tinh chỉnh một môi trường ống nghiệm 3D cho bộ não mini hoạt động. Bộ não nhân tạo này giống như hệ thần kinh và có thể sống trong nhiều tháng.

Bộ não nhân tạo này được tạo ra từ hỗn hợp protein, tơ lụa và tế bào gốc, không thay thế bộ não con người. Ban đầu, một số bộ não được nghiên cứu bắt chước não của thai nhi 9 tuần tuổi, sử dụng tế bào gốc từ da người. Năm 2014, các nhà khoa học cố gắng nghiên cứu sâu hơn bên trong những bộ não nhỏ này. Từ đó, bộ não mini được tạo ra để các nhà khoa học nghiên cứu hiểu về bệnh Alzheimer, Parkinson và chấn thương sọ não, hy vọng có thể phát triển những phương pháp điều trị.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học và Vật liệu Sinh học của Hiệp hội Hóa học Mỹ, bộ não nhân tạo mới có thể sống ít nhất 9 tháng. Sự tồn tại cho bộ não nhân tạo cho phép các nhà khoa học quan sát tiến triển của các bệnh thần kinh.

David L. Kaplan, giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Tufts, cho biết môi trường ống nghiệm tinh chỉnh của bộ não nhỏ này không chỉ giúp não sống lâu hơn mà còn hỗ trợ các loại tế bào não khác nhau. 

Ảnh: Livescience

Trên thực tế, não không phải là bộ phận cơ thể duy nhất được các nhà khoa học tạo ra từ tế bào gốc. Trước đó võng mạc, tinh hoàn và âm đạo, mạch máu và lớp da nhân tạo đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mục đích cuối cùng cho các bộ phận nhân tạo này là cấy ghép được vào cơ thể sống để điều trị hoặc sửa chữa tình trạng bệnh lý hay thương tích nhất định. Ví dụ, tinh hoàn nhân tạo có thể sử dụng ghép cho người bị chấn thương bộ phận sinh dục...

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.