“Hội chứng chân tay ảo”
Cuộc nội chiến Mỹ đã khiến cho các bác sĩ tay nghề non trẻ đảm nhận việc cưa răng cho các bệnh nhân trên chiến trường, nhất là những thầy thuốc có thể làm việc với các chấn thương thời chiến cùng các bác sĩ phẫu thuật điều trị các chấn thương về hệ thần kinh. Đạn súng trên chiến trường đã xuyên qua xương và xé qua mô, khiến cho binh sĩ phải đối mặt với những thương tật tàn phá buộc phải nhanh chóng cắt cụt chi. Chân và tay được tháo chỉ trong vài phút, và đến cuối chiến tranh, hàng vạn chi đã được cắt cụt. Xung phong ra chiến trường với vai trò thầy thuốc trẻ, và làm việc tại một khu bệnh xá ở Philadelphia, bác sĩ Mitchell đã nhanh chóng quan tâm đến những chấn thương thần kinh của những người bị cắt cụt chi – họ trải qua những cơn đau không thể giải thích được, những cơn đau ma quái diễn ra ở phần tay hay chân bị cắt cụt.
Bác sĩ Mitchell đã viết nhiều về đề tài này và ông gọi nó là “Hội chứng chân tay ảo”. Với nhiều thành tựu trong việc khám chữa bệnh mà bác sĩ Mitchell đã được trao tặng danh hiệu là “Cha đẻ của ngành thần kinh học hiện đại Hoa Kỳ”. Sự quan tâm của bác sĩ Mitchell về “chấn thương thần kinh” đã bắt đầu lan tỏa vượt xa ranh giới chiến trường. Sau chiến tranh, bác sĩ Mitchell bắt đầu để tâm tới các hiệu ứng thần kinh và sinh học tại một nước Mỹ tiến bộ về công nghệ.
Chân dung bác sĩ Silas Weir Mitchell. Ảnh: Public Domain |
Trong cuốn sách mang tiêu đề “Hao mòn và Nước mắt” công bố vào năm 1871, bác sĩ Mitchell phân vân: “Liệu chúng ta có sống quá nhanh? Sự cạnh tranh tàn nhẫn của đồng đô la, cùng với sự tăng tốc của điện báo và đường sắt đã được ứng dụng vào đời sống thương mại”, đã “gieo” một cái gì đó vào trong xã hội cũng như trong cơ thể con người. Bác sĩ Mitchell tin rằng: “Sự tiến bộ của nước Mỹ đã tự sản sinh ra những hệ quả thần kinh của nó. Một cái gì đó đã ngấm vào giữa các tầng lớp đô thị. Tính hiện đại có thể làm cạn kiệt “các kho năng lượng thần kinh” khiến cho thể xác và tinh thần suy kiệt và đau ốm”.
Bác sĩ Mitchell tại phòng khám các bệnh thần kinh của mình ở Philadelphia. Ảnh: National Library of Medicine / Public Domain |
Ngủ đông chữa chứng suy nhược thần kinh
Bác sĩ Mitchell nhận định: “Cách duy nhất để vượt qua bệnh tật để trở lại bình thường là cần phải nghỉ ngơi.” Theo nhà thần kinh học Mitchell: “Người mắc bệnh suy nhược thần kinh” đã làm bộc phát các dấu hiệu từ đau đầu đến thờ ơ và sụt cân nhanh chóng hay cả chứng bất lực”. Nhưng cách chữa cho phụ nữ thì không đơn giản tí nào. Trong nhân khẩu học bệnh tật của bác sĩ Mitchell thì những phụ nữ da trắng, thượng lưu, được giáo dục tốt là những đối tượng dễ rơi vào suy nhược thần kinh nhất. Họ thường là các nữ nhà văn hoặc nghệ sĩ, thường dành thời gian ở ngoài đường hơn trong nhà, có nhiều cơ hội giao tế xã hội, học vấn cao. Theo bác sĩ Mitchell, việc giới nữ này sử dụng nhiều trí tuệ của họ quá cũng có thể dễ dàng bị cạn kiệt năng lượng và làm teo dây thân kinh mong manh của họ.
Bác sĩ Mitchell đã mô tả toa thuốc “nghỉ ngơi” của mình đối với những người phụ nữ “ốm yếu và thiếu máu”, và vì thế cần ngơi nghỉ nhiều. Theo tác giả và sử gia TS Jennifer Lambe, một số phụ nữ bị mắc cái gọi là “hội chứng loạn thần kinh” theo cách gọi của các thầy thuốc vào thời đó. Một số bệnh nhân phàn nàn rằng, họ có cảm giác âu lo, mệt mỏi và thậm chí là mù lòa. Số khác ngừng nói chuyện hoàn toàn. Mặc dù có những cách điều trị được tùy chỉnh cho mỗi bệnh nhân tùy theo các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của họ, thì nhìn chung cách điều trị chung nhất là nghỉ ngơi trên giường từ 6 đến 8 tuần. Bệnh nhân dược cách ly hoàn toàn, chỉ thỉnh thoảng mới tiếp xúc với 1 y tá. Sử gia Jennifer Lambe dẫn giải: “Tôi muốn nói nó như một dạng ngủ đông, hiểu nôm na thế này, trước khi ngủ đông, những con gấu phải chén đẫy”. Trong giai đoạn đầu của việc điều trị, bác sĩ Mitchell thường ngăn cản bệnh nhân có ý đồ muốn ngồi dậy ngoại trừ việc ngồi để ăn hay co duỗi chân tay.
|
Với những người mắc suy nhược thần kinh nặng thì bác sĩ Mitchell có thể áp dụng trị liệu cho họ kéo dài đến vài tháng. Có lúc, bệnh nhân được cho phép ngồi thường xuyên hơn, tuy nhiên các việc như đọc, viết, vẽ hay làm gì đó lại phải đòi hỏi trí tuệ, do đó lại bị cấm. Ngoài nghỉ ngơi trên gường, bác sĩ Mitchell còn khuyến khích các bệnh nhân mát xa để kích thích cơ bắp mà không làm suy kiệt chúng. Bác sĩ Mitchell viết: “Dùng 2 tay xoa vùng bụng sao cho nó rung lên”. Mát xa có thể được bổ sung kèm xung điện xuyên qua cơ chân, bụng, lưng và thắt lưng trong một dạng “thể dục không gây đau đớn”. Ngoài ra khía cạnh kỳ lạ nhất của liệu pháp điều trị là ăn uống kiêng khem và chủ yếu dùng sữa. Bác sĩ Mitchell viết rằng với mọi loại điều trị bệnh thì đều nên dùng các sản phẩm sữa. Sữa được áp dụng cho những bệnh nhân đã nghỉ ngơi được vài ngày đầu, và sau đó họ sẽ được bổ sung bằng chất béo, các bữa ăn giàu calori. Khi bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm, bác sĩ Mitchell đề xuất nên thay thế nhiều loại sữa khác nhau chẳng hạn như sữa mạch nha hay thực phẩm của Nestle.
Những nữ bệnh nhân đã trải qua cách điều trị của bác sĩ Mitchell thường thuộc về tầng lớp ưu tú. Nhiều khi cách trị liệu lạ thường của bác sĩ Mitchell lại khiến họ cho rằng nó là phong cách mới làm tôn thêm vị thế của họ.
Chữa bệnh bằng cách “ngủ đông” vẫn được áp dụng cho đến thời kỳ Đại chiến tranh thế giới thứ II, khi các bác sĩ lưu ý rằng thời gian nghỉ ngơi kéo dài đã không thật sự hiệu quả cho việc giúp bệnh binh hồi phục. Chẳng mấy chốc sau đó, các nghiên cứu đã tiết lộ rằng trên thực tế, nghỉ ngơi dài ngày có thể gây hại cho cơ thể, tác động tiêu cực đến mọi hệ cơ quan nội tạng chính. Mặc dù vậy, sử gia Jennifer Lambe cũng nhấn mạnh rằng: “Qúy vị có thể tìm thấy chất lượng từ trong văn hóa chăm sóc sức khỏe của bác sĩ Mitchell, chẳng hạn như việc tĩnh dưỡng giúp quý vị giải phóng tất cả mọi thứ mà hàng ngày vẫn hay làm; ăn uống theo chế độ đặc biệt, và tái tạo sức khỏe”. Việc làm việc quá mức trong thế giới hiện đại khiến con người được yêu cầu nghỉ giải lao, tìm kiếm nơi nào đó thật sự yên tĩnh, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và ngủ đủ giấc. Nếu thế giới bên ngoài không thể chậm lại, quý vị có thể tự ngả lưng trên ghế sofa (hoặc ăn thỏa thích một cốc kem tươi), nghe nhạc và xua tan mọi thứ trong đầu.