Bố mẹ chồng cho căn hộ nhưng không sang tên, con dâu khiến cả nhà náo loạn

Bố mẹ tôi làm kinh doanh đồ gỗ theo truyền thống từ đời ông bà để lại. Mẹ tôi hay nói sự tiếc nuối nhất của bà là cả hai anh em tôi đều không ai nối nghiệp ông bà.

Anh trai tôi thích công nghệ nên anh làm mảng chuyên viết phần mềm cho các ứng dụng trên điện thoại.Thu nhập của anh tôi tầm 50-60 triệu/tháng nên bố mẹ tôi chẳng phải bận tâm về tương lai của anh.

32 tuổi anh lập gia đình, chị dâu tôi là một nữ kiến trúc sư rất mạnh mẽ, cá tính, có vấn đề gì chị cũng sẽ nói ngay chứ chẳng phải giữ kẽ hay úp mở điều gì.

Về chuyện cưới xin của anh chị, mẹ tôi định sắm đồ cưới cho anh chị nhưng chị nói muốn sắm theo ý mình nên mong bà cho chị được tự quyết. Lần ấy mẹ tôi cũng hơi chạnh lòng nhưng tôi động viên bà giới trẻ bây giờ ai cũng thế cả.

Mẹ tôi nói chị dâu tính thẳng như ruột ngựa nhưng cá nhân tôi thấy như vậy cũng tốt, có gì thì nói để hiểu ý nhau chứ im ỉm thì ai biết đâu mà lần.

Làm kinh doanh lâu năm nên đặc biệt mẹ tôi là người sống rất chắc chắn. Cái gì bà nắm chắc phần thắng mới làm chứ ít khi mạo hiểm. Sau cưới, bố mẹ tuyên bố sẽ cho anh chị tôi căn chung cư  ở trung tâm thành phố để anh chị ra sống riêng.

Chị dâu tôi thì vui ra mặt, cũng phải thôi, nói gì thì nói chứ đi lấy chồng có ai mà thích sống chung với bố mẹ chồng, mai này tôi lấy chồng tôi cũng thích sẽ được ở riêng.

Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như mẹ tôi nhất quyết không chịu ký sang tên căn hộ chung cư ấy cho anh chị còn chị dâu thì hết lần này đến lần khác đề nghị ông bà sang tên quyền sở hữu căn hộ.

Bố mẹ chồng cho căn hộ nhưng không chịu sang tên, con dâu làm điều khiến cả nhà loạn cào cào

Ảnh minh họa.

Mẹ tôi nói các con ăn đời ở kiếp với nhau, tất cả những tài sản bố mẹ có sau này bố mẹ mất đi cũng là của các con nên việc sang tên căn hộ là không cần thiết. Còn chị dâu thì nói bố mẹ đã cho anh chị thì kể cả vấn đề pháp lý cũng nên rõ ràng, nếu không anh chị chỉ mang tiếng là đi ở nhờ.

Tính mẹ tôi thế nào thì tôi biết, thực ra bà lần khất chuyện sang tên căn nhà cho anh chị là vì sợ mai này nếu anh chị không hòa thuận, chia tay nhau thì chị dâu bỗng nhiên được chia một nửa căn nhà trong khi chị ấy chẳng phải bỏ ra đồng nào để mua nó.

Nói qua nói lại mẹ tôi vẫn nhất quyết không chịu sang tên, tôi cứ tưởng rồi chị dâu sẽ từ bỏ ý định đó. Ai ngờ, sau khi chị hạ sinh một bé trai bụ bẫm cũng là đích tôn của dòng họ, chị ấy bế con một mạch về nhà ngoại mà không về nhà ông bà nội.

Quá đáng hơn, ngày đầy tháng cháu, anh chị có tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ tại căn hộ bố mẹ tôi cho. Trước sự chứng kiến của ông bà hai bên chị công bố tờ giấy khai sinh của con trai.

Chuyện gì thế này? Chị ấy đưa con về ngoại thì ra là để âm thầm làm giấy khai sinh nhập khẩu cho con trai vào nhà ngoại. Bực hơn nữa là cháu tôi cũng mang họ của chị ấy chứ không phải mang họ nhà tôi.

Biết chuyện, mẹ tôi làm ầm ĩ vì thói đời ở đâu cháu đích tôn dòng họ nhà tôi lại mang họ mẹ. Chuyện này mà đồn ra ngoài thì bố mẹ tôi chỉ còn nước đóng cửa ở nhà cho đỡ mất mặt.

Mẹ tôi hỏi lí do tại sao chị ấy lại quá quắt như vậy thì chị ấy thản nhiên nói: “Cháu có mang họ gì thì dòng máu chảy trong người cháu cũng là dòng giống của họ nhà mình, cháu vẫn là cháu nội của ông bà mà mẹ, giống như căn nhà mà mẹ tuyên bố cho chúng con nhưng vẫn đứng tên mẹ ấy...”.

Lúc đó, mẹ tôi mới vỡ lẽ thì ra đó là màn trả đũa của chị ấy trước việc bà nhất quyết không chịu sang tên căn hộ. Mẹ tôi tức giận không thèm ăn uống gì rồi gọi xe về nhà ngay.

Mấy ngày nay, nhà tôi loạn lên vì chuyện đứa cháu đích tôn mang họ nhà người khác, mà anh tôi cũng hết cách vì đăng ký kết hôn xong nhưng chị dâu không chịu nhập khẩu về nhà tôi nên con chị ấy sinh ra khai sinh theo hộ khẩu chị ấy.

Gia đình tôi nên làm gì để chị ấy thay đổi họ cho cháu trai bây giờ?

Theo infonet.vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Barca vẫn chưa thể đăng ký Dani Olmo và Pau Víctor.

Barcelona được La Liga báo tin vui

GD&TĐ - Barcelona được La Liga 'bật đèn xanh' để hoạt động tài chính bình thường, qua đó có cơ hội đăng ký Dani Olmo và Pau Víctor.

Minh họa/INT

Nhà ở xã hội khởi sắc?

GD&TĐ - Báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng cho thấy, chỉ có khoảng 21 nghìn căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.