Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục

GD&TĐ - Ngày 30/11, tại Đại học Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục

Dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, đại diện các Sở GD&ĐT các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc, các trường phổ thông.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Giáo dục trong tình hình hiện nay nhằm: đáp ứng yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục tại Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới CT-SGK giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 19 của hội nghị lần thứ 6 BCH T.Ư Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013; theo đó, để triển khai quy định của Hiến pháp “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, Nhà nước cần xây dựng chiến lược học tập suốt đời, mọi người đều có cơ hội được đi học; đồng thời cũng đỏi hỏi việc sửa đổi, bổ sung Luật phải hướng tới đổi mới nền giáo dục theo hướng phát triển năng lực và nhân cách người học, xây dựng nền giáo dục thực chất và hiện đại.

Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục của Bộ GD&ĐT
Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục của Bộ GD&ĐT

Khắc phục những bất cập của Luật giáo dục hiện hành; Hiện nay, một số nội dung chính sách và điều khoản của Luật đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục theo định hướng mở, liên thông, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Một số nội dung cơ bản của hệ thống giáo dục được quy định trong Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật hiện hành có liên quan; Sửa đổi Luật giáo dục để phù hợp, thống nhất với các Luật chuyên ngành, như: Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp; đồng thời, để phù hợp, đồng bộ, thống nhất với các Luật có liên quan mới được ban hành trong thời gian vừa qua.

Để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo Luật (bao gồm các sở giáo dục và đào tạo; phòng GD&ĐT; nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên), Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho dự thảo luật
Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho dự thảo luật

Đây là Hội thảo đầu tiên trong số 5 Hội thảo được tổ chức tại 5 địa điểm trong cả nước trong tháng 11 và 12 để lấy ý kiến của các các thầy cô, thực hiện đúng quy trình tổ chức soạn thảo Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung góp ý cho các vấn đề dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Thường trực Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ nhất các ý kiến góp ý của các đại biểu tại hội thảo để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa Dự thảo Luật; sao cho Dự thảo Luật khi trình Chính phủ, Quốc hội có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thi hành, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật.

Hội thảo đã nghe bà Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) trình bày báo cáo về việc soạn thảo và nội dung của Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Hội thảo và Ban soạn thảo dự thảo Luật cũng đã nghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, các thầy, cô giáo cho dự thảo luật. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.