Mong một hành lang pháp lý hoàn thiện nhất

GD&TĐ - Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT công bố, trưng cầu ý kiến rộng rãi đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt là giáo giới. Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT công bố, trưng cầu ý kiến rộng rãi đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt là giáo giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhà giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân - Hải Phòng) cho rằng: Một số vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong Luật đã hướng tới đổi mới đồng bộ để phù hợp với đổi mới giáo dục, cụ thể là chính sách đối với nhà giáo và người học; ngân sách dành cho giáo dục; phân luồng học sinh sau THCS, định hướng nghề nghiệp trong THPT.

- Về vấn đề lương giáo viên: Việc tăng lương cho giáo viên đã được nêu trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề đã được Đảng ta rất chú trọng.

Tuy nhiên nếu vấn đề này được nêu cụ thể trong Luật Giáo dục thì rất phù hợp. Khi đó, giải pháp nhà giáo có thang bảng lương riêng, không giống các ngành khác, đặc biệt là việc trả lương theo năng lực sẽ giúp việc thực hiện chủ trương này có tính khả thi cao hơn, tạo động lực lớn cho đội ngũ các thầy cô giáo yên tâm công tác.

- Về vấn đề phân luồng: Thực tế hiện nay tại các địa phương, học sinh đã tự nhận thức việc phân luồng. Cách đây ít năm, 100% học sinh có mong muốn thi đỗ vào ĐH, thậm chí nhiều học sinh thi năm nay không đỗ thì ôn tập để năm sau thi tiếp. Tuy nhiên vài năm lại đây, nhiều học sinh đỗ đại học nhưng đã không đi học, nhiều học sinh theo học nhưng bỏ ngang để đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động để tự kiếm sống. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống cơ sở đào tạo nghề và có cơ chế tạo việc làm cho “đầu ra” để hút thu hút được học sinh ngay từ những bậc học dưới.

Mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục sửa đổi cần phải chú trọng và tính đến sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu đặt ra cần phù hợp lứa tuổi, phù hợp khả năng, phù hợp năng lực của trẻ nhằm đáp ứng được bất kỳ năng lực đặc biệt nào của trẻ…

Chương trình giáo dục. Luật cần sửa đổi để Chương trình giáo dục thể hiện được mục tiêu giáo dục: Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng; Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy… phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

Luật Giáo dục sau sửa đổi, bổ sung sẽ được ban hành đúng tiến độ, lộ trình và thời gian trình dự án Luật theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, để cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục cả nước cùng phấn đấu và thực hiện theo một hành lang pháp lý hoàn thiện nhất.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2018 thực sự mang tính đổi mới, có ý nghĩa “kiến tạo” hành lang pháp lý vững chắc, tạo thuận lợi cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo hướng hội nhập quốc tế. Trong dự thảo có một số điều rất ấn tượng, cụ thể là vấn đề lương giáo viên và việc phân luồng học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ