Bộ GD&ĐT hỗ trợ khó khăn trong triển khai nội dung giáo dục địa phương

GD&TĐ - Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở cấp tiểu học, việc triển khai nội dung này ở các địa phương có tiến độ khác nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), tính đến tháng 7/2022 đã có 63/63 tỉnh/thành phố đã thực hiện xây dựng Kế hoạch tổ chức biên soạn, thẩm định, triển khai dạy thí điểm tài liệu giáo dục địa phương. 63/63 tỉnh/thành phố đã thực hiện xây dựng và ban hành Khung Chương trình, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên soạn và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương;

Cụ thể đối với tài liệu giáo dục địa phương lớp 1: 62/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh xếp loại đạt theo quy định TT33/2020 (còn Đồng Tháp chưa có tài liệu giáo dục địa phương lớp 1);

46/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 được Bộ GDĐT phê duyệt theo quy định TT33/2020; 17/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 được UBND tỉnh/Tp phê duyệt theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDĐT.

Về tài liệu giáo dục địa phương lớp 2: 61/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh xếp loại đạt theo quy định TT33/2020 (còn Cà Mau và Đồng Tháp chưa có tài liệu giáo dục địa phương lớp 2);

57/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 được Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quy định TT33/2020.

Về tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 có 29/63 tỉnh/thành phố đã có tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 và đã gửi hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quy định TT33/2020.

Hầu hết các tỉnh/Tp đã in ấn, phát hành và trang bị tài liệu giáo dục địa phươngcác lớp 1, lớp 2 cho học sinh và các cơ sở giáo dục tiểu học. Các tỉnh/Tp đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương các lớp 1, lớp 2 cho các cơ sở giáo dục tiểu học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Vụ Giáo dục Tiểu học, việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong thời gian tới sẽ là: Địa phương thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo các văn bản đã hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như: Công văn số 3536; Công văn số 3036, Công văn số 5576.

Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra, hỗ trợ các địa phương gặp khó khăn trong triển khai nội dung giáo dục địa phương.

Một số địa phương sẽ tiến hành kiểm tra trong năm 2022: Sơn La, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Đắk Nông, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cà Mau.

Nội dung kiểm tra gồm: Công việc triển khai biên soạn, thẩm định; công tác triển khai in ấn, phát hành và trang bị Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3 thực hiện tại các cơ sở giáo dục tiểu học và kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương trong thời gian tới.

Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm và các môn học gồm các nội dung cốt lõi, chủ yếu:

Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, văn hóa - nghệ thuật, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương;

Địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương;

Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ