Bộ GD&ĐT đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 13/1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị nhằm nhìn nhận lại công việc năm vừa qua và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm mới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các Thứ trưởng: Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Minh Sơn, Ngô Thị Minh.

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Nỗ lực khắc phục khó khăn

Năm 2022, Bộ đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn, với tổng số thí sinh dự thi là 989.863. Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn quốc đạt 98,75%. Tổ chức tuyển sinh đại học, cao đẳng bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thí sinh với đột phá về chuyển đổi số thông qua việc triển khai đồng bộ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển, nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Hội nghị là dịp để nhìn nhận lại những công việc đã triển khai trong năm vừa qua, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm mới.

Hội nghị đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn thể cán bộ, công chức cơ quan Bộ GD&ĐT. Do đó, nội dung làm việc cần có tính bao quát, ý nghĩa và thiết thực, song cũng cần gọn gàng, sâu sắc, đúng tiến độ.

Báo cáo tại hội nghị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, ông Trần Quang Nam – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, năm qua, Bộ đã triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19.

Đến tháng 4/2022, 100% cơ sở giáo dục được mở cửa trở lại; hoạt động trong nhà trường cơ bản diễn ra bình thường. Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Tính đến hết ngày 25/12/2022, tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,3%, tiêm mũi 2 đạt 73,1%; trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tiêm mũi 1 và mũi 2 đạt 100%, tiêm mũi 3 đạt 68,6%.

Toàn ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong điều kiện dịch bệnh, bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; Đồng thời, tham mưu và trình Chính phủ ban hành nhiều gói hỗ trợ như: tín dụng cho học sinh, sinh viên; cho vay lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học trường ngoài công lập khó khăn do Covid-19; đầu tư triển khai chuyển đổi số nhằm chia sẻ khó khăn và hỗ trợ kịp thời các cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ông Trần Quang Nam – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT báo cáo tại Hội nghị.

Ông Trần Quang Nam – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT báo cáo tại Hội nghị.

Bộ đã tích cực triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thẩm định và phê duyệt Chương trình giáo dục tích hợp, danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3; sách giáo khoa và tài liệu hướng dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2; hướng dẫn các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023.

Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng cao. Trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 được công bố cuối tháng 4/2022, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Có 38/38 lượt học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt giải; trong đó có 13 Huy chương Vàng.

Nhiều kết quả tích cực

Bộ chú trọng, đẩy mạnh chuyển đổi số, tổ chức kết nối, xác thực định danh của học sinh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kết nối thành công Hệ thống phần mềm quản lý thi của Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn thông tin và sử dụng ổn định. Hoàn thành tích hợp, công khai Dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022” trên cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Cùng với đó, Bộ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tự chủ đại học. Đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động (đạt tỷ lệ 90,6%). Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.

Các đại biểu biểu quyết một số nội dung làm việc.

Các đại biểu biểu quyết một số nội dung làm việc.

So với các năm trước, năm 2022 là một bước nhảy vọt khi có tới 5 đại diện của Việt Nam được lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới THE; có 5 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022; có thêm 2 cơ sở giáo dục đại học (tổng là 5 cơ sở) có tên trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2023.

10 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng Webometrics; 5 cơ sở giáo dục trong bảng xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi 2021; 11 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng đại học châu Á; 7 cơ sở giáo dục đại học tại bảng xếp hạng THE Impact Rankings năm 2022.

Cũng trong năm 2022, Bộ Phối hợp với Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương giai đoạn 2022 - 2026; đồng thời hướng dẫn các địa phương tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho năm học 2022 – 2023; trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Bộ cũng chủ động mở rộng hợp tác song phương, đa phương; tăng cường hợp tác và đầu tư với nước ngoài; tổ chức thành công chuỗi Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN với vai trò Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022 - 2023 với chủ đề xuyên suốt “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”;

Tham dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ và làm việc với các đối tác Hòa Kỳ nhằm thúc đẩy các động hợp tác về giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; tổ chức Triển lãm Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam và Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam...

Bộ cũng tổ chức thành công chuỗi hoạt động, sự kiện nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm tôn vinh, tri ân những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo - những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đặc biệt, đại lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam đã tạo được những hiệu ứng tích cực từ dư luận xã hội, sự đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.