Bình Định: Chở con đi học rồi về nhà bố mẹ ruột treo cổ tự tử

Sau khi đưa con đi học, anh Tuấn không về nhà mà đến nhà bố mẹ ruột rồi treo cổ tự tử.

Bình Định: Chở con đi học rồi về nhà bố mẹ ruột treo cổ tự tử

Khoảng 7h sáng 28/4, người dân địa phương tá hỏa khi thấy anh Nguyễn Văn Tuấn (37 tuổi; ngụ xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) chết trong tư thế treo cổ trong nhà của cha mẹ anh tại thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.

Thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, anh Tuấn chở con đi học; sau đó, anh không quay về nhà như mọi khi. Thấy lạ, vợ anh gọi điện thoại nhưng không được nên nhờ người quen chạy sang nhà cha mẹ chồng xem sao thì phát hiện ra vụ việc đau lòng trên, báo Người Lao Động đưa tin.

Bình Định: Chở con đi học rồi về nhà bố mẹ ruột treo cổ tự tử - Ảnh 1

Nhiều người đến xem chuyện đau lòng xảy ra tại nhà cha mẹ anh Tuấn. (Ảnh: NLĐO)

Theo người dân địa phương, anh Tuấn có tiền sử mắc bệnh hiểm nghèo và đã đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Thời gian gần đây, anh Tuấn có dấu hiệu bị trầm cảm nên có thể đã nghĩ quẩn.

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức - Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, một năm số người tự tử do trầm cảm ở Việt Nam lên đến 36.000-40.000 người.

Thực tế, trường hợp những người vì mắc các căn bệnh hiểm nghèo nên tìm đến cái chết không phải hiếm gặp. Trước đó, vào tháng 3/2015, một bệnh nhân nam đã nhảy lầu tự tử tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể là do nạn nhân rơi vào bước đường cùng, không lối thoát vì mắc bệnh suy thận, suy gan giai đoạn cuối, điều trị nhiều lần không thuyên giảm. Trong khi đó gia đình bệnh nhân lại rất khó khăn.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, bệnh nhân tự tử ở bệnh viện Bạch Mai là một trường hợp điển hình về những ca tự tử do bế tắc trong cuộc sống.

"Đó là một người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa trị. Hoàn cảnh sống của người bệnh đó khó khăn chồng chất lại thêm gánh nặng bệnh tật khiến họ không chịu đựng nổi.

Người bệnh đó đã chữa trị bệnh một thời gian, tức là họ từng có hi vọng sống. Tuy nhiên, do bệnh nặng, chữa bệnh tốn kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn cùng quẫn nên theo thời gian hi vọng sống của người bệnh đó bị bào mòn, suy nghĩ tự tử sẽ xuất hiện.

Về mặt tâm lý người bệnh sẽ coi chết như sự giải thoát cuối cùng kết thúc cho mọi lo lắng, để giải quyết bế tắc thoát khỏi bệnh tật, giải thoát cho bản thân và người thân", ông Chất phân tích trên báo Kiến Thức.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ