Bình đẳng giới qua góc nhìn mỗi người

GD&TĐ -  Trong các buổi học tại Việt Nam của Chương trình Học bổng Chính phủ Australia về “Bình đẳng giới trong lĩnh vực cải cách”, có những bài tập được chuyên gia Úc thiết kế rất thú vị: “Cùng nhau khám phá chúng ta là ai”, “Hồi tưởng và chia sẻ suy nghĩ có phản biện”.

Các học viên hào hứng thảo luận theo nhóm
Các học viên hào hứng thảo luận theo nhóm

Hai chuyên gia đào tạo của khóa học: TS Julie King và TS Niki Edwards – Trường ĐH Công nghệ Queensland (QUT) - chia sẻ: Chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng và phối hợp với các chuyên gia khác của Australia nhằm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới.

* Ấn tượng của các chuyên gia về các học viên Việt Nam trong các buổi học đầu tiên là gì?

TS Niki Edwards: Tôi thấy các học viên trong chương trình phát huy tiềm năng giới trong lĩnh vực cải cách đều rất hào hứng khi tham gia chương trình này. Họ quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới. Chúng tôi được làm việc với những người có nhiệt huyết, có tư duy phản biện và khao khát được học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức mới.

Các học viên tham gia chương trình này đều mong muốn được trang bị cho mình thêm những kiến thức, kinh nghiệm mới. Mỗi người có những cách hiểu và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, mọi người đều rất cởi mở và sẵn sàng hợp tác với nhau. Mọi người chia sẻ rằng tất cả các bên cần hợp tác với nhau. Đó là sự khởi đầu rất tích cực và quan trọng.

 
Lớp học sôi nổi dưới sự dẫn dắt của hai chuyên gia quốc tế
 Lớp học sôi nổi dưới sự dẫn dắt của hai chuyên gia quốc tế

* Được biết, các học viên của khóa học này sẽ tới Brisbane (Australia) học chuyên sâu trong hai tuần. Bà có thể chia sẻ về những nội dung chính của khóa học tại Australia? Australia, cụ thể là bang Queensland có thể chia sẻ những kinh nghiệm gì với Việt Nam nhằm phát huy tiềm năng giới?

TS Julie King: Chúng tôi đã chuẩn bị một chương trình rất thú vị dành cho các học viên khi đến Australia. Chính quyền bang Queensland ở Australia sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của họ trong vấn đề trao quyền cho phụ nữ trong môi trường làm việc. Đại diện chính quyền bang Queensland cũng sẽ chia sẻ về những người đã tạo ra sự thay đổi lớn trong xã hội nhằm mang lại sự công bằng cho nam giới và nữ giới. Họ là nam giới và nữ giới. Chúng tôi cũng chia sẻ, trao đổi về vấn đề phụ nữ làm chủ doanh nghiệp.

Chúng tôi có rất nhiều câu chuyện thú vị muốn chia sẻ với các học viên Việt Nam. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Trường Đại học công nghệ bang Queensland cũng chia sẻ những kinh nghiệm của họ. Không phải là chúng tôi đang làm rất tốt công việc này. Chúng tôi cũng đang gặp những vấn đề tương tự và đã đưa ra những giải pháp phù hợp. Chúng tôi không hoàn toàn thành công trong vấn đề bình đẳng giới. Thông qua chương trình này, chúng tôi cũng có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm của các bạn về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

Chúng tôi đã làm việc với nhiều học viên tham gia chương trình Australia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giao thông. Họ đã và sẽ trở thành những tấm gương sáng trong môi trường làm việc và cả gia đình của họ nữa. Hiện tại, vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định về sự thay đổi trong môi trường làm việc của các học viên. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng với tinh thần, nhiệt huyết sẵn có, họ sẽ trở thành những tấm gương cho mọi người noi theo.

    1/2 dân số là phụ nữ. Chúng ta không thể trao quyền cho phụ nữ nếu không có sự tham gia của nam giới. Trao quyền cho phụ nữ mang lại lợi ích cho cả nam giới và nữ giới. Nam giới cần trở thành tấm gương cho những người khác. Họ chính là những người sẽ tạo ra sự thay đổi trong xã hội. Chúng ta không thể thành công nếu như nam giới không có hoạt động gì nhằm hưởng ứng chiến dịch này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.