Biệt thự cổ đẹp nức tiếng ở Hà Nội của con trai quan Tổng đốc một thời

Biệt thự cổ đẹp nức tiếng ở Hà Nội của con trai quan Tổng đốc một thời

Chủ nhân đầu tiên của căn biệt thự này là cố bác sĩ Hoàng Thụy Ba (1902 - 2002), một trong hai vị bác sĩ đầu tiên của trường Y khoa Đông Dương.

Hiện tại, bên trong công trình này có tới gần 20 hộ dân cùng sinh sống. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, các hộ dân đã cơi nới, sửa chữa lại các hạng mục bên trong ngôi nhà. Điều này khiến cho căn biệt thự cổ đẹp nức tiếng một thời trở nên lộn xộn.

Người cung cấp tài chính xây dựng căn biệt thự này là cụ Hoàng Thụy Chi (ông Tuần Chi), Tổng đốc Bắc Giang thời nhà Nguyễn. Bác sĩ Hoàng Thụy Ba là con trai trưởng của quan Tuần Chi.
Người cung cấp tài chính xây dựng căn biệt thự này là cụ Hoàng Thụy Chi (ông Tuần Chi), Tổng đốc Bắc Giang thời nhà Nguyễn. Bác sĩ Hoàng Thụy Ba là con trai trưởng của quan Tuần Chi.

Căn biệt thự có 2 mặt tiền, mặt chính nằm ở 14 Đường Thành. Cổng sau nằm trên phố Nguyễn Quang Bích cũng được xây theo lối truyền thống.
Căn biệt thự có 2 mặt tiền, mặt chính nằm ở 14 Đường Thành. Cổng sau nằm trên phố Nguyễn Quang Bích cũng được xây theo lối truyền thống.

Phía trên căn biệt thự được lợp ngói lưu ly, một số họa tiết trang trí được ghép từ các mảnh sành, sứ.
Phía trên căn biệt thự được lợp ngói lưu ly, một số họa tiết trang trí được ghép từ các mảnh sành, sứ.

Chiếc cổng sắt ngôi biệt thự gần 100 tuổi đã hoen rỉ theo thời gian.
Chiếc cổng sắt ngôi biệt thự gần 100 tuổi đã hoen rỉ theo thời gian.

Toàn bộ không gian ngôi nhà đều được trang trí họa tiết “Phúc - Lộc - Thọ”.
Toàn bộ không gian ngôi nhà đều được trang trí họa tiết “Phúc - Lộc - Thọ”.

Căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc Pháp kết hợp với các yếu tố thuần Việt.

Căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc Pháp kết hợp với các yếu tố thuần Việt.


Toàn bộ công trình có tổng diện tích hơn 1.000 m2, bao gồm 3 công trình lớn, khu vực nhà ở nằm ở chính giữa và 2 bên tả - hữu được sử dụng làm phòng khách.
Toàn bộ công trình có tổng diện tích hơn 1.000 m2, bao gồm 3 công trình lớn, khu vực nhà ở nằm ở chính giữa và 2 bên tả - hữu được sử dụng làm phòng khách.


Riêng khu vực nhà ở gồm có 3 tầng sinh hoạt.
Riêng khu vực nhà ở gồm có 3 tầng sinh hoạt.


Hiện nay, con cháu của bác sĩ Hoàng Thụy Ba vẫn ở bên trong căn biệt thự đặc biệt này.
Hiện nay, con cháu của bác sĩ Hoàng Thụy Ba vẫn ở bên trong căn biệt thự đặc biệt này.


Bộ ba bức tượng “Phúc - Lộc - Thọ” trên tường căn biệt thự cổ kính.
Bộ ba bức tượng “Phúc - Lộc - Thọ” trên tường căn biệt thự cổ kính.


Cửa bên trong được dùng loại kính màu, đặc trưng theo kiến trúc châu Âu.
Cửa bên trong được dùng loại kính màu, đặc trưng theo kiến trúc châu Âu.


Ở khu vực bên trong ngôi nhà, các họa tiết trang trí đậm chất Việt Nam vẫn được chạm khắc rất tinh xảo.
Ở khu vực bên trong ngôi nhà, các họa tiết trang trí đậm chất Việt Nam vẫn được chạm khắc rất tinh xảo.


Một bức hoành phi khắc trên tường gạch ở tầng 1.
Một bức hoành phi khắc trên tường gạch ở tầng 1.


Sau hơn 100 năm, phần gạch ốp sàn vẫn bền màu, chưa hư hỏng.
Sau hơn 100 năm, phần gạch ốp sàn vẫn bền màu, chưa hư hỏng.


Hiện nay, các hộ dân sống bên trong công trình đặc biệt này đã cơi nới rất nhiều, làm căn biệt thự gần như biến dạng hoàn toàn. Một hộ dân tại đây tiếc nuối: “Ngày trước, bất kỳ ai đi qua khu vực Đường Thành đều phải ngước nhìn căn biệt thự này. Bởi vì nó quá đẹp. Chỉ tiếc rằng, hiện nay người sống bên trong cơi nới nhiều, thành ra đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính vốn có”, vị này nói.
Hiện nay, các hộ dân sống bên trong công trình đặc biệt này đã cơi nới rất nhiều, làm căn biệt thự gần như biến dạng hoàn toàn. Một hộ dân tại đây tiếc nuối: “Ngày trước, bất kỳ ai đi qua khu vực Đường Thành đều phải ngước nhìn căn biệt thự này. Bởi vì nó quá đẹp. Chỉ tiếc rằng, hiện nay người sống bên trong cơi nới nhiều, thành ra đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính vốn có”, vị này nói.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ