Biến con thành người lười biếng vì yêu thương không đúng cách

GD&TĐ - Một số cha mẹ luôn sẵn làm bất cứ điều gì tốt nhất cho con cái của họ. Nhưng đôi khi, sự bao bọc và yêu thương không đúng cách sẽ vô tình biến con thành người lười biếng, ỉ lại.

Những lý do khiến con bạn lười biếng.
Những lý do khiến con bạn lười biếng.
Anh Alex Zhou - chuyên gia tư vấn tâm lý cho biết, đã nhận được không ít lời than phiền, lo lắng từ khách hàng là phụ huynh như: "Con nhà chị rất lười. Bé suốt ngày chỉ nằm ở nhà, xem ti vi, chơi game, ngủ suốt ngày. Bố mẹ bảo làm gì cũng không làm” hay: "Con nhà chị lười học vô cùng. Lần nào cũng đứng chót bét lớp, không thèm học thêm, chẳng học bài làm bài về nhà!".... 
Lười biếng không phải là một đức tính tốt của trẻ. Nếu bố mẹ không hiểu rõ nguyên nhân khiến con mình lười biếng thì không thể “chữa” được “căn bệnh” này ở con.
Vì vậy, chuyên gia tâm lý chỉ ra những nguyên nhân khiến trẻ lười biếng, cha mẹ cần biết sớm để thay đổi cách dạy con.
Cha mẹ luôn quyết định hộ con
Con không có nhu cầu tìm kiếm mục tiêu sống và phấn đấu vì nó. Bởi mọi thứ đã có bố mẹ quyết định rồi. Từ việc học trường nào, ăn món gì, cư xử với chị em phải ra sao, mặc đồ như thế nào, sau này con phải làm nghề gì mới thành công, có địa vị.
Nếu các bậc phụ huynh quá bao bọc con như vậy thì việc gì con cần phải nghĩ tới mục tiêu sống?! Chúng trông chờ, ỉ lại bố mẹ sẽ nghĩ sẵn cho mình. Ngày qua ngày, con dần trở thành con nhộng ở trong kén. Và việc của nhộng là ngủ!
Không hướng dẫn con xây dựng kế hoạch làm việc

Con chưa bao giờ được bố mẹ đặt cho những câu hỏi định hướng như: Lớn lên con thích trở thành ai? Và bố mẹ không hướng dẫn con nên làm gì trước, làm gì sau, các con đôi khi không biết nên phải bắt tay vào làm, con sẽ thấy ngại.

Không cổ vũ động viên, lắng nghe quan điểm của con
Con ít khi được cổ vũ hãy thử sức làm điều con thích, hãy thử bày tỏ quan điểm của con cho bố mẹ nghe.
Vì vậy, hãy để con biết bạn thực lòng quan tâm những hành động bất thường của con. Đầu tiên, hãy kết nối từ những vấn đề trẻ quan tâm như sở thích cá nhân, cuốn sách yêu thích, môn học yêu thích. Sau đó, cùng trẻ thảo luận vấn đề không thích hoặc thường trì hoãn thực hiện.

Điều này giúp trẻ nhận ra cha mẹ luôn thực tâm quan tâm, tôn trọng ý kiến và sở thích của chúng. Từ đó, các em sẽ mở lòng hơn, chia sẻ những vấn đề cá nhân.

Trẻ không có mục tiêu sống 
Câu trả lời cho phần lớn các trường hợp con trẻ lười biếng chính là do con bạn đang không có mục tiêu sống cho chính cuộc đời của mình.
Con không biết lớn lên con thích làm gì, muốn trở thành ai? Con không biết đi học để sau này dùng vào việc gì, việc đó liệu có ý nghĩa với mình không?
Thể chất yếu
Một lí do nữa là do thể chất con đang không được khoẻ. Ngày nay, đa số các bạn tuổi teen đều được cha mẹ trang bị những thiết bị công nghệ tối tân, hiện đại nhất để phục vụ việc học.
Biến con thành người lười biếng vì yêu thương không đúng cách ảnh 1
Chính điều này đã khiến nhiều trẻ "nghiện" công nghệ số, làm cản trở đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, gây rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức khỏe…
Con ít vận động, ít được phơi nắng sớm, ít ăn rau củ và thiếu nước. Chính vì thiếu năng lượng nên con trở nên mệt mỏi và lười.
Chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ và lứa tuổi teen Alex Zhou đã học cử nhân ngành Tâm lý học tại Đại học Southern New Hampshire.
Hiện ông cùng vợ là Tiến sĩ Tâm lý Phan Thị Huyền Trân (Dr Pepper) chuyên trị liệu Hôn nhân Gia đình sáng lập Trung tâm tư vấn tâm lý Vương quốc hạnh phúc - ngôi trường Tâm lý học đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho phụ nữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.