Dạy con phân biệt “xu nịnh và khuyến khích”

GD&TĐ - Có một ranh giới rõ ràng giữa những lời tâng bốc và khuyến khích. Đôi khi, những từ được sử dụng để nịnh hay khuyến khích có thể giống hệt nhau.

Trẻ cần biết đâu là lời xu nịnh và khuyến khích.
Trẻ cần biết đâu là lời xu nịnh và khuyến khích.

Song, với hoàn cảnh phù hợp, giọng nói và bối cảnh của mối quan hệ, cụm từ đó cũng có thể đóng vai trò như một lời tuyên bố chân thành về sự đánh giá cao. 

Trẻ biết xu nịnh khi 4 tuổi

Những lời khuyến khích nhẹ nhàng sẽ tiếp thêm động lực cho người nghe. Điều quan trọng là biết phân biệt giữa lời xu nịnh và động viên. Bởi, bất kỳ ai cũng có thể nhầm lẫn.

Một số người có xu hướng không động viên bằng lời nói. Lý do là vì họ sợ rằng, những câu nói đó sẽ như tâng bốc. Các chuyên gia tâm lý cho biết, những người thực sự khuyến khích sẽ dùng lời khen đơn thuần. Tuy nhiên, khi lắng nghe những lời động viên chân thành, nhiều người nhanh chóng quy kết rằng, đó là sự tâng bốc.

Các phụ huynh thường khuyến khích con luôn nói sự thật. Tuy nhiên, họ vô tình bỏ qua thực tế rằng, xu nịnh – việc tỏ ra khiêm tốn, đồng ý với quan điểm của người khác và nói những lời nói dối trắng trợn, được các nhà tâm lý học xã hội gọi là “hành vi đánh thức”.

Kang Lee - Giáo sư và Giám đốc của Viện Nghiên cứu Trẻ em OISE (Canada), đã tiến hành một số nghiên cứu đầu tiên về sự xuất hiện thói xu nịnh ở trẻ em. Giáo sư Kang Lee là người từng nghiên cứu sự phát triển của việc nói dối ở trẻ em trong thập kỷ qua.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Phát triển, Lee và đồng nghiệp Genyue Fu của Đại học Sư phạm Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiết lộ nhiều điều về thời điểm và cách thức trẻ em lần đầu tiên phát triển hành vi xu nịnh.

Các nhà khoa học yêu cầu một nhóm trẻ mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi đánh giá các bức vẽ của trẻ em và người lớn mà họ biết, cũng như người lạ. Trẻ mẫu giáo đánh giá tác phẩm nghệ thuật cả khi người vẽ ở đó và vắng mặt. Những đứa trẻ 3 tuổi hoàn toàn trung thực và vẫn nhất quán trong việc xếp hạng của chúng. Trẻ đưa ra đánh giá và không để tâm đến việc ai là người đã vẽ bức tranh, hay liệu người đó có ở trong phòng không.

Tuy nhiên, những đứa trẻ 5 và 6 tuổi đưa ra đánh giá tốt hơn khi người vẽ đứng trước chúng. Trẻ tâng bốc cả những người xa lạ và những người chúng biết. Đặc biệt, trẻ có xu hướng dành nhiều lời khen hơn cho những người thân quen. Trong số những đứa trẻ 4 tuổi, 1/2 nhóm có hành động xu nịnh. Trong khi đó, nửa còn lại thì không. Theo các nhà nghiên cứu, kết quả này cho thấy, 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong hiểu biết xã hội của trẻ em về thế giới.

Giáo sư Lee cho rằng, người trưởng thành thường tâng bốc vì hai lý do. Trước hết, hành động xu nịnh có thể là để thể hiện lòng biết ơn đối với một số điều tích cực trong quá khứ. Ngoài ra, khi lần đầu gặp ai đó – đặc biệt là người có thể trở nên quan trọng đối với quá trình thăng tiến, những lời tâng bốc cũng được sử dụng như một khoản đầu tư trong tương lai.

“Chúng tôi không biết đứa trẻ đang làm gì. Tuy nhiên, việc những đứa trẻ lớn hơn tâng bốc người lạ cũng như người thân quen cho thấy, chúng đang suy nghĩ và đầu tư vì những lợi ích trong tương lai”, Giáo sư Lee chia sẻ.

Một số trẻ có thói quen xu nịnh từ khi 4 tuổi. Ảnh minh họa.

Một số trẻ có thói quen xu nịnh từ khi 4 tuổi. Ảnh minh họa.

Phân biệt xu nịnh – khuyến khích

Theo các chuyên gia, có một số cách để phân biệt sự khác biệt giữa câu xu nịnh và lời khen.

Tâng bốc mang động cơ ích kỷ - khuyến khích thể hiện sự khiêm tốn

Theo định nghĩa, tâng bốc đi kèm với một động cơ thầm kín. Tâng bốc, theo Từ điển Cambridge, là “hành động khen ngợi ai đó, thường là theo cách không chân thành, bởi vì bạn muốn điều gì đó từ họ”. Ví dụ, một người nào đó dùng cách tâng bốc vì muốn mua hàng bằng tiền giả. Song, thực tế, không ít người học cách sử dụng thói xu nịnh để đạt được mục đích ngay từ khi còn nhỏ.

Mặt khác, khuyến khích được thúc đẩy bởi sự khiêm tốn. Định nghĩa của hành động khuyến khích là “mong muốn nghiêm túc và nỗ lực có chủ đích để làm cho người khác trở nên mạnh mẽ”.

Sự khích lệ, không chỉ thể hiện tính khiêm tốn, mà còn truyền tải mong muốn xây dựng sức mạnh cho người xung quanh. Điều đó hoàn toàn trái ngược với sự xuýt xoa. Khuyến khích là hành động nhằm khiến người khác cảm thấy mạnh mẽ hơn.

Tâng bốc là không chân thành - khuyến khích là trung thực

Không ít trẻ có thể trở thành “bậc thầy” trong việc xu nịnh. Ngược lại, một số trẻ có thể không có khả năng đó và cảm thấy xấu hổ khi nịnh người khác.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi ai đó đang đau khổ, đừng đánh thức họ bằng những lời khen ngợi sáo rỗng. Thay vào đó, hãy xoa dịu họ bằng cách đưa ra những lời động viên chân thành. Mặc dù, những lời nói thật lòng có thể không khiến người nghe thoát khỏi đau khổ, nhưng nó sẽ mang lại cho họ sự can đảm.

Tâng bốc xây dựng lòng kiêu hãnh - khuyến khích xây dựng sức mạnh

Thông thường, những lời tâng bốc bắt đầu bằng câu “Bạn thật là…”. Thông thường, người xu nịnh có động cơ phục vụ lợi ích bản thân. Do đó, họ sẽ nỗ lực đạt được điều mong muốn.

Song, thay vì xu nịnh, phụ huynh có thể dạy trẻ biết thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn trọng, đánh giá cao và lòng biết ơn dành cho người xung quanh.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần học cách giải phóng tiếng nói để có thể tạo động lực khi người xung quanh thất bại. Bởi, khi đó, không phải sách hay blog, người thất bại cần bạn đồng hành biết chia sẻ. Đặc biệt, đó nên là người sẵn sàng nói cho họ điều thật lòng.

Có thể so sánh, khuyến khích như chất béo tốt giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Trong khi đó, nịnh hót là chất béo xấu làm tắc nghẽn động mạch tinh thần. Thay vì xu nịnh, có lẽ, ai cũng nên trang bị cho mình những lời nói mang lại động lực cho người khác. Bởi, đó là kỹ năng mà tất cả chúng ta có thể trau dồi.    

Theo Magazine utoronto; Go there for

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.