Bí quyết khơi gợi sinh viên tự học

GD&TĐ - Theo giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng (Trường ĐH Đồng Tháp), để sinh viên có thói quen tự học, tự nghiên cứu, vai trò của giảng viên vô cùng quan trọng.

Bí quyết khơi gợi sinh viên tự học

Giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng cho rằng cần giúp sinh viên tạo động cơ và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, tiếp xúc với nhà trường và học sinh.

Khi xây dựng đề cương chi tiết môn học, nên nêu rõ nội dung nào sinh viên phải tự nghiên cứu, mục đích kiến thức cần đạt được, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu.

Khi bắt đầu dạy môn học nào đó, giảng viên nên dành một khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, cách phát hiện bản chất của vấn đề, cách ghi chép, cách tổng hợp thông tin thu được, cách ghi nhớ, giúp sinh viên có sức chiến thắng những khó khăn (nhất là ở giai đoạn đầu), nhưng tránh làm cho sinh viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác;

Trợ giúp sinh viên “gỡ nút” để sinh viên tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc thêm tài liệu tham khảo; hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình; tạo điều kiện tối thiểu về tài liệu cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên các phương tiện học tập...;

Làm trọng tài đối với những cuộc tranh luận về nội dung kiến thức nào đó của sinh viên nhưng không được giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan của thầy mà trên cơ sở những kiến thức của sinh viên tìm được để giúp sinh viên tự điều chỉnh kiến thức của mình.

Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập… 

Phải xác định các tiêu chí đánh giá và phổ biến đến sinh viên; sản phẩm của sinh viên giảng viên phải có ý kiến nhận xét đánh giá và kịp thời trả sản phẩm cho sinh viên để sinh viên có thể tự điều chỉnh kiến thức;

Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh viên tự học: trực tiếp trên lớp, qua trò chuyện hay sử dụng công nghệ thông tin…;

Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ vận dụng kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học.

Kết hợp hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên như: tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung kiến thức ở đại học với nội dung kiến thức được trình bày ở tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức để giải thích cách trình bày nội dung kiến thức đó ở tiểu học.`

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.