Trả lời câu hỏi này, thầy Phạm Đức Trọng (Trường ĐH KHXH&NV thành phố HCM) cho rằng: Cần phải có một số tín chỉ hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng làm việc theo nhóm trong những năm đầu khi sinh viên mới nhập trường, trong đó hướng cho họ có thể tự thiết kế mô hình nhóm (tự nguyện) phù hợp, hiệu quả.
Trong hoạt động cần phải đảm bảo một số những nguyên tắc nhằm tạo sự ổn định bền vững của nhóm, tạo sự liên kết cần thiết. Điều này cũng có thể giúp cho các hoạt động của đoàn hội thực hiện tốt hơn khi tổ chức lớp theo hình thức đào tạo niên chế không còn nữa.
Mặt khác, các giảng viên cũng có thể thông qua nhóm nắm được hoạt động học tập của sinh viên, đặc biệt là các cố vấn học tập và quản lý sinh viên của các khoa, bộ môn.
Thầy Phạm Đức Trọng nhấn mạnh: Vai trò của người giảng viên cần phải được chú ý đó là: Người giáo viên phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc. Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.
Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý.
Ngoài những vấn đề mà các thành viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực hoạt động của nhóm.
“Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không; nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học.
Cuối cùng, người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận” - Thầy Phạm Đức Trọng nhấn mạnh.