Chính vì vậy, đứng trước một bài toán xác suất, học sinh thường lúng túng, không biết cách giải quyết như thế nào, thậm chí nhiều em đã làm xong vẫn băn khoăn cũng không dám chắc mình đã làm đúng.
Một số khó khăn của học sinh trước bài toán xác suất
Trong chương trình sách giáo khoa đại số và giải tích lớp 11 (Chương II), đề cập đến chủ đề: Tổ hợp - xác suất.
Để có thể giải quyết được các bài toán tổ hợp - xác suất, theo cô Vũ Thị Hương Lan, học sinh phải nắm vững kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng; đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các bài toán vào những tình huống cụ thể.
Qua thực tiễn giảng dạy xác suất cho học sinh lớp 11, chương trình cơ bản môn Toán, cô Lan nhận thấy, đa số học sinh chưa hiểu thấu đáo các khái niệm cơ bản như: Không gian mẫu, biến cố, biến cố độc lập, biến cố xung khắc, biến cố đối,…
Các em chỉ biết giải bài toán xác suất trong một số kiểu bài tập quen thuộc, đa số học sinh chưa biết sử dụng linh hoạt các quy tắc cộng và quy tắc nhân xác suất để giải quyết các tình huống cụ thể.
Phương pháp giải một số bài toán xác suất lớp 11
Cô Vũ Thị Hương Lan cho rằng, để vượt qua được các bài toán xác suất, giáo viên cần hệ thống hóa khái niệm về phép thử, không gian mẫu, biến cố.
Đồng thời, tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố, công thức xác suất cổ điển, giải thích thông qua các ví dụ từ mô hình cụ thể đến các mô hình trừu tượng.
Sau đó, hướng dẫn học sinh tính xác suất của biến cố bằng cách sử dụng công thức xác suất cổ điển.
Giáo viên nêu các quy tắc xác suất, hướng dẫn học sinh sử dụng các quy tắc này để tính xác suất trong một số ví dụ điển hình; Từ đó, giúp học sinh rút ra nhận xét về cách sử dụng các quy tắc này một cách linh hoạt hợp lí trong từng trường hợp cụ thể.
Cuối cùng, rèn luyện kĩ năng giải các bài tập cho học sinh thông qua một số bài tập bổ sung nâng cao; gợi mở cho học sinh những hướng phát triển, mở rộng bài toán.
Xem phương pháp giải một số bài toán xác suất cụ thể theo chia sẻ cô giáo Vũ Thị Hương Lan TẠI ĐÂY