Dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục

GD&TĐ - “Dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục là phải đi theo hướng Toán hiện đại, theo tri thức của nhà toán học hiện đại. Sản phẩm Toán học của nhà trường hiện đại phải là khái niệm toán học hiện đại”.

Dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục

Thạc sỹ Lô Thúy Hương (Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã chia sẻ như vậy tại Hội thảo "Giải pháp Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học" được tổ chức tại Hà Nội vừa qua.

Theo ThS Hương, dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục sẽ giúp hình thành cho trẻ em tư duy toán học hiện đại, là nền và móng vững chắc cho tư duy toán học, là tri thức cơ bản nhất của trí tuệ hiện đại.

Mục tiêu là nhằm hình thành ở học sinh tiểu học các khái niệm và kĩ năng tương ứng về: Phép toán; Số tự nhiên; Số thập phân; Phân số; Đại lượng và đo đại lượng.

Về yếu tố hình học nhằm huấn luyện cho học sinh các thao tác trí óc cơ bản như: Phân tích, lập mô hình và sử dụng mô hình. Từ đó góp phần rèn luyện các phẩm chất của con người lao động mới trong xã hội hiện đai.

Phương pháp thầy thiết kế, trò thi công

Điền hình như đối với chương trình lớp 1, mục tiêu là cung cấp cho HS các khái niệm cơ bản, ban đầu của toán học hiện đại như: Ngôn ngữ tập hợp; Các số tự nhiên (đến 100); Phép đếm; Phép cộng / Phép trừ.

Đồng thời giúp học sinh hình thành các thao tác Toán học như: Đặt tương ứng một – một; Ghi số; Dãy số / Trục số.

Ngoài ra, hình thành và rèn luyện ở HS các kĩ thuật như: Làm tính cộng / tính trừ; Giải các phương trình cơ bản; Giải các bài toán đơn và hình thành, rèn luyện và phát triển cho HS gồm: Các thao tác trí óc cơ bản; Khả năng suy luận hợp lí; Cách tự học, làm việc có kế hoạch, khoa học; Tính chủ động, sáng tạo và tự tin vào bản thân.

Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp "thầy thiết kế, trò thi công"
 Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp "thầy thiết kế, trò thi công"

Ví dụ: Bài số tự nhiên, cần giúp học sinh nắm được nguồn gốc số tự nhiên; quy tắc tổ chức số tự nhiên và dãy số tự nhiên.

Về phương pháp giảng dạy, theo thạc sỹ Hương phương pháp sẽ là “Thầy thiết kế trò thi công”.

ThS Hương nhấn mạnh: Với thầy thiết kế sẽ làm những công việc như sau:

1. Làm việc trên vật thật. Mô tả việc làm bằng lời. Mô tả bằng sơ đồ, kí hiệu.

2. Tổ chức chuyển vào trong với hành động nói theo 4 mức độ: Nói to / Nói nhỏ / Nói mấp máy môi / Nói thầm

3. Luyện tập với các vật liệu mới.

Còn trò thi công tức là học sinh tự mình làm từng việc, làm trên các vật liệu vật chất (hoặc được vật chất hoá) dưới sự tổ chức của giáo viên dựa vào bản thiết kế.

Với phương pháp trên, kết quả đạt được sẽ là: Học sinh có được ngôn ngữ tập hợp, biết cách ghi số bằng các cách khác nhau, biết cách tổ chức số thành dãy số tự nhiên từ 0 đến 100.

Ngoài ra, học sinh sẽ biết dùng dãy số tự nhiên để đếm số phần tử của một tập hợp, biết so sánh, sắp thứ tự các số trong dãy số tự nhiên, nắm được bản chất của phép cộng / phép trừ và mối liên hệ của chúng.

Bên cạnh đó, học sinh còn nắm và sử dụng được các kĩ thuật làm tính cộng, tính trừ, giải các phương trình cơ bản và các bài toán đơn, có được cách làm bằng tay, thao tác bằng tay trên các đồ vật vật chất, các thao tác toán học, thao tác trí óc, cách làm việc cẩn thận, có kế hoạch, khoa học, biết phát hiện ra các tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.
Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.