Bí quyết đạt điểm cao môn năng khiếu: Không đánh đố thí sinh khi thi thiết kế

GD&TĐ - Xã hội có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực thiết kế mỹ thuật ứng dụng.

Giờ học chuyên ngành của sinh viên. Ảnh: TG
Giờ học chuyên ngành của sinh viên. Ảnh: TG

Đặc biệt 3 lĩnh vực được cho là hot nhất hiện nay mà Trường Đại học Mở Hà Nội đào tạo là Thiết kế Nội thất (Interior design), Thiết kế Thời trang (Fashion design), Thiết kế Đồ họa (Graphic design). Để trở thành SV ngành trên, thí sinh phải trải qua bài thi năng khiếu vẽ. Theo lời khuyên của các thầy cô, các em hãy tự tin, cùng với tình yêu và đam mê nghề sẽ chiến thắng. 

Đừng quá lo lắng

Theo ThS Bùi Văn Long – Phó Trưởng Bộ môn Nội thất cho biết: Đề thi năng khiếu vẽ của trường những năm gần đây chỉ tập trung vào vẽ các khối cơ bản. Nhà trường muốn tạo điều kiện cho các thí sinh đang học THPT không cần mất nhiều thời gian để luyện thi. Các em chỉ cần đam mê, yêu thích nghề thiết kế và có nguyện vọng thi vào khoa đọc hướng dẫn thi năng khiếu có thể vẽ được. Thí sinh cũng có thể sắp xếp học vẽ 5 - 6 buổi sẽ thực hiện được bài thi đạt điểm cao vì quá trình học THPT đã làm quen với môn hình học không gian…

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Ngoài ra, các chuyên ngành thiết kế nói chung và vẽ hình họa, vẽ mỹ thuật… trước khi vào học đều phải trải qua bài tập vẽ khối hình cơ bản để tập trung phân tích đặc điểm hình khối, tỷ lệ, không gian, sắc độ, chất liệu… Thông qua khối cơ bản giúp thí sinh cảm nhận và hiểu một cách đơn giản nhất sau đó mới chuyển sang thực hiện các bài tập tiếp theo ở mức độ khó dần như vẽ mẫu tượng, mẫu người, diễn họa, sáng tác chuyên ngành.

Còn lời khuyên của họa sĩ Lê Văn Thìn – giảng viên môn Hình họa, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại khoa Tạo dáng công nghiệp: Các thí sinh không phải hoang mang khi mình chưa được học vẽ nhiều hay mới làm quen với vẽ. Các em chỉ cần tập trung quan sát các vật mẫu và vẽ bằng sự yêu thích, đam mê và quyết tâm hoàn thiện bài vẽ của mình theo yêu cầu đề thi. Nhìn vào nét vẽ của các em, thầy cô có thể cảm nhận và hiểu được nên cơ hội đỗ rất cao.

Những giờ thực hành giúp SV sáng tạo nhiều hơn.
Những giờ thực hành giúp SV sáng tạo nhiều hơn.

Học tập là sáng tạo không ngừng

Nhấn mạnh học tập là sáng tạo không ngừng, ThS Lê Trọng Nga, Phó Trưởng khoa Tạo dáng công nghiệp cho rằng: Các thí sinh chỉ cần đam mê, yêu thích theo học một trong ba chuyên ngành thiết kế tại khoa và đăng ký thi, cơ hội để được trúng tuyển vào rất cao. Thầy cô có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nhiệt huyết sẽ tư vấn, hướng dẫn thí sinh cả về cách thức dự thi bài vẽ năng khiếu như nào để đạt điểm cao.

Các em hãy tự tin, yên tâm một điều là thầy cô giáo không chỉ là giám khảo đơn thuần, mà còn là những giảng viên có trách nhiệm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật. Khi các em đỗ và học tập tại khoa vẫn được thầy cô sát cánh định hướng đào tạo để trở thành nhà thiết kế tương lai có thể thực hiện tốt công việc. Thậm chí khi các em còn là sinh viên có thể đi thực tập, làm đúng chuyên môn được đào tạo. Học tập ở Khoa Tạo dáng công nghiệp là công việc sáng tạo không ngừng nghỉ các thầy cô sẽ luôn đồng hành cùng các bạn.

ThS Bùi Văn Long hướng dẫn sinh viên môn học Cơ sở tạo hình chuyên ngành.
ThS Bùi Văn Long hướng dẫn sinh viên môn học Cơ sở tạo hình chuyên ngành.

Họa sĩ Phạm Mai Châu – giảng viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thiết kế từ những ngày đầu thành lập trường cho rằng: “Quan điểm của chúng tôi là không làm khó thí sinh, mà chỉ là đánh giá, phát hiện thí sinh có năng khiếu không. Thế nên, việc thi đầu vào làm sao càng đơn giản càng tốt để tạo cơ hội cho những người đam mê có cơ hội học tập chứ không phải là đánh đố thí sinh. Quan trọng là khi vào trường các em có hệ thống giáo trình đào tạo phù hợp và phát triển nó dưới góc độ chuyên môn để giải quyết được các công việc mà xã hội đang cần là thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Yếu tố quan trọng nhất của thí sinh không phải thể hiện được ngay từ lúc thi mà chỉ cần các em yêu thích và quyết tâm vào học là được.

Bí quyết đạt điểm cao môn năng khiếu: Không đánh đố thí sinh khi thi thiết kế ảnh 4
Click vào ảnh để xem nội dung

Thêm nữa, để vượt qua vòng thi năng khiếu, các thí sinh chỉ cần vẽ các khối hình cơ bản để đỗ vào khoa. Trong quá trình đào tạo các môn chuyên ngành sâu khoa sắp xếp sinh viên phù hợp với từng ngành học. Thời gian học tập sẽ giúp các em trưởng thành và sáng tạo nhiều hơn nữa”.

Ban đầu khi đăng ký dự thi vào Khoa Tạo dáng công nghiệp - Trường ĐH Mở Hà Nội, chúng em gần như chưa hiểu gì và bắt đầu từ đâu hay chuẩn bị tinh thần như thế nào nên rất hoang mang, lo lắng. Rất may, chúng em gọi điện cho Ban tư vấn tuyển sinh được các thầy cô tư vấn hướng dẫn rất nhiệt tình và động viên nên tinh thần thoải mái hơn và tự tin đi thi vào học ngành nghề mình yêu thích. Vào học được các giảng viên giảng dạy với giáo trình học tập hợp lý. Do vậy, thí sinh không nên mất tự tin hoặc lo lắng quá mà hãy lựa chọn đam mê và theo đuổi nó dưới sự dìu dắt của thầy cô nhà trường chắc chắn sẽ thành công. - Nhà thiết kế Trần Thị Tú - Cựu sinh viên ngành Thời trang, Trường ĐH Mở Hà Nội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.