Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào?

Bỉ đã trở thành tâm điểm của quốc tế sau vụ khủng bố Paris nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao một quốc gia nhỏ bé ngay giữa trung tâm châu Âu lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cực đoan?

Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào?

Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào? - Ảnh 1

Quận Molenbeek, thủ đô Brussels đã trở thành tâm điểm của quốc tế sau vụ khủng bố Paris.

Sau vụ tấn công đẫm máu tại Paris, mọi sự chú ý của châu Âu đều dồn vào Bỉ vì rất nhiều trong số những kẻ tình nghi đến từ đây.

Nước Bỉ có diện tích khá nhỏ bé, tổng dân số cũng chỉ có khoảng 11 triệu người, trong đó khoảng dưới 500.000 người là người Hồi giáo. Tuy nhiên, tỷ lệ những người Hồi giáo ở Bỉ trở thành chiến binh thánh chiến lại nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào.

Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào? - Ảnh 2

Dân cư ở Molenbeek chủ yếu là người theo đạo Hồi.

Theo thống kê, hiện tại có khoảng 350 – 440 người Hồi giáo ở Bỉ tham gia chiến tranh tại Iraq và Syria. Và bây giờ, Bỉ trở thành trung tâm điều tra tội ác về vụ khủng bố Paris đêm 13/11 vừa qua – đặc biệt tập trung vào quận Molenbeek thuộc thành phố Brussels.

Trong một vài ngày, Molenbeek-Saint-Jean - nơi chỉ có 90.000 cư - đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới như là "băng chuyền thánh chiến" của châu Âu. Quận Molenbeek nằm ở phía Bắc của Brussels trước nay chưa từng có tiếp xúc với phóng viên, báo giới thì bây giờ, một người dân mỉa mai: "Khu phố của tôi bây giờ thật là nổi tiếng."

Abdelhamid Abaaoud - kẻ chủ mưu bị cáo buộc đứng sau các vụ tấn công Paris - lớn lên trong một gia đình 6 anh chị em trong khu phố bên cạnh.

Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào? - Ảnh 3

Abdelhamid Abaaoud- kẻ chủ mưu vụ khủng bố Pháp sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em ở Molenbeek.

Vấn đề ở đây là Abaaoud đã trở về Bỉ sau chuyến đi đến Syria mà không hề bị chú ý hay điều tra. Sau đó, hắn thiết lập căn cứ ở Saint-Denis, phía Bắc Paris rồi lên kế hoạch cho cuộc tấn công thảm khốc. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về chính sách chống khủng bố của Bỉ.

Kẻ chủ mưu vụ khủng bố đã liên kết với nhóm khủng bố khác tên là Sharia4Belgium để gửi khoảng 50 chiến binh quốc tịch Bỉ sang Syria đầu quân cho IS.

Bỉ đã trở thành “thiên đường” của khủng bố như thế nào? - Ảnh 4

Căn nhà của Salah Abdeslam - kẻ khủng bố đang bị truy nã tại Molenbeek.

Salah Abdeslam – kẻ tình nghi hiện tại đang bị cả châu Âu truy lùng cũng sống ở Molenbeek cùng với anh em của mình – 2 kẻ đánh bom tự sát Ibrahim Abdeslam và Mohamed Abdeslam trong vụ Paris. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là Salah Abdeslam đã bị bắt giữ vì bị tình nghi có liên quan nhưng rồi lại được phóng thích.

Salah Abdeslam, hiện được mệnh danh là "kẻ thù số một", đã dừng lại tại biên giới Bỉ sau khi chạy trốn khỏi Paris, trong khoảng vài giờ sau vụ tấn công và được cho đi không một chút nghi ngờ.

Abaaoud và Abdeslam đã liên kết chặt chẽ trong nhiều năm và đã tham gia vào các hoạt động băng đảng ở Molenbeek. Cặp đôi đã góp mặt trong một vụ án hình sự liên quan đến tội phạm nhỏ cách đây 5 năm, theo nhà phân tích khủng bố Bỉ Guy Van Vlierden.

Hiện tại, Molenbeek “nổi tiếng” vì vụ Paris, tuy nhiên, thực tế vấn đề liên quan tới chủ nghĩa cực đoan tại Bỉ lại đi xa hơn thế.

Johan Leman, một chuyên gia đa văn hóa, di cư và dân tộc thiểu số tại Đại học Leuven cho biết nước này chịu làn sóng khủng bố trong những năm 1980 và 1990 trong kết nối với tình trạng bất ổn ở Trung Đông.

Một số phần tử cực đoan liên quan đến al-Qaeda đã bị bắt giữ trong những năm 2000 - bao gồm Moez Garsallaoui, một nhà lãnh đạo Tunisia đac tuyển mộ thanh niên Hồi giáo người Bỉ rồi gửi chúng đến các trại huấn luyện ở Trung Đông.

Sự kết nối giữa vụ khủng bố Pháp và những kẻ cực đoan ở Bỉ cũng có một lịch sử lâu dài.

Claude Moniquet, một chuyên gia an ninh và chống khủng bố, cho biết: "Chúng tôi đã thấy người định cư ở Molenbeek trở thành nhà lãnh đạo của các tổ chức Hồi giáo cấp tiến không phải chỉ ở Bỉ, mà trên khắp châu Âu.

Molenbeek - nơi có đến 80 % dân cư là người Hồi giáo - đã được điều tra như là một phần của hoạt động chống khủng bố ở Bỉ khi xảy ra cuộc tấn công Charlie Hebdo vào tháng 1/2015 tại Pháp.

Anh em Kouachi, người đã giết 11 người trong vụ tấn công, có liên hệ với những kẻ cực đoan trong Molenbeek.

Amedy Coulibaly, tay súng đã giết 4 con tin trong cuộc bao vây tòa soạn của Pháp, khai báo rằng hắn có sự trợ giúp từ Bỉ.

Ayoub el Khazzani - tay súng đã cố gắng để tấn công tàu Thalys đi từ Brussels đến Paris vào tháng 8/2015 đã ở Molenbeek trước khi thực hiện hành vi tội lỗi mặc dù hắn đã thất bại.

Mehdi Nemmouche - cầu thủ người Pháp đã bắn chết 4 người tại bảo tàng Do Thái ở Brussels tháng 5 năm 2014 - cũng đã có liên kết với băng đảng ở Molenbeek.

Vi trò của quận Molenbeek trong vụ khủng bố ở thủ đô nước Pháp là không bất ngờ ở Bỉ, nơi được mệnh danh là thành phố rộng rãi như là một "thiên đường thánh chiến" và một "ngã tư đường" cho những kẻ cực đoan.

Molenbeek là một trong những khu vực dễ hoạt động nhất ở Bỉ - nơi mà các chiến binh IS có thể dễ dàng chiêu mộ thanh niên Hồi giáo trẻ tuổi. Đây là một nơi mà “dễ dàng ẩn náu”. Ông Leman cho biết: "Đối với những kẻ khủng bố, Brussels là một phần của Pháp - và nếu bạn muốn thực hiện một cuộc tấn công vào Paris, Brussels là một cũng được đặt trung tâm hậu cần".

Từ Paris chỉ mất 30 phút để tới Brussels bằng tàu cao tốc, kiểm tra an ninh rất dễ dàng. Thủ tướng Bỉ Charles Michel hứa sẽ đàn áp chủ nghĩa cực đoan, cần thêm 400 triệu euro để chống lại ISIS trên đất Bỉ, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Jan Jambon thề sẽ "dọn dẹp" Molenbeek.

Trong khi tương lai của thị trấn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thông điệp từ các cư dân ở đây rất rõ ràng: "Molenbeek là thị trấn của tôi - không ai có thể chạm vào nó."

Theo ĐSPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ