Bí ẩn về thiếu hụt ni tơ trên sao Chổi

Bí ẩn về thiếu hụt ni tơ trên sao Chổi

Từ năm 2014 - 2016, tàu thăm dò Rosetta quay xung quanh sao Chổi 67P/ Churyumov-Gerasimenko và thỉnh thoảng gửi về Trái đất những bức ảnh chụp nhân sao Chổi.

Phân tích ánh sáng phản xạ từ sao chổi cho thấy có hợp chất hóa học nào đó hấp thụ một phần bức xạ, tuy nhiên các nhà khoa học gặp khó khăn khi xác định hợp chất đó là gì.

Nhà khoa học Olivier Poch ở ĐH Grenoble (Pháp) cùng các cộng sự đã so sánh đặc tính ánh sáng phản xạ từ sao chổi với bức xạ phát ra từ mô hình bụi nhân tạo của tiểu hành tinh trong phòng thí nghiệm.

Loại bụi này bao gồm các hạt bụi tương tự như bụi trên bề mặt sao Chổi 67P. Sự đồng nhất này xuất hiện khi trong bụi có các loại muối ammonium, bao gồm ni tơ và hidro.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện sự khác biệt giữa phép đo nồng độ ammoniac và các quan sát tiểu hành tinh. Điều này chứng tỏ là các tiểu hành tinh có thể bị che phủ một phần bởi hợp chất này. Do vậy, hàm lượng ni tơ còn thiếu có thể “ẩn nấp” trong hợp chất này.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu nói trên, chúng ta có thể biết được các hành tinh khí khổng lồ hình thành như thế nào. Nếu chúng ta đo hàm lượng ni tơ trên các hành tinh này và so sánh với hàm lượng ni tơ trên các sao Chổi, chúng ta có thể xác định liệu các nhân hành tinh non trẻ có cấu thành từ các sao Chổi hay không.

“Đây là những thông tin đặc biệt quý giá, bởi chúng giúp chúng ta hiểu các hành tinh khí khổng lồ hình thành như thế nào và có bao nhiêu sao Chổi ở trong đó” - nhà khoa học Kathleen Mandt ở ĐH Johns Hopkins ở Maryland (Mỹ) cho biết như vậy.

Đây là thông tin thú vị, bởi chúng ta không biết có bao nhiêu hành tinh hình thành trên cơ sở các thiên thể rắn (sao Chổi, tiểu hành tinh) và bao nhiêu hành tinh hình thành từ khí bụi.

Việc phát hiện các muối ammonium là đặc biệt đáng chú ý, bởi các muối này là thành phần quan trọng của các phản ứng hóa học dẫn đến hình thành các axit amin, từ đó hình thành nên các cơ thể sống.

Có thể hình dung kịch bản, trong đó sao Chổi kiểu như 67P rơi xuống Trái đất non trẻ, và các muối ammonium trên bề mặt của nó hòa tan trong nước và khởi đầu các phản ứng hóa học.

Nếu đúng như vậy, thì các sao Chổi có thể không chỉ là thành phần quan trọng hình thành nên hành tinh, mà có là yếu tố thúc đẩy tiến hóa sự sống trong vũ trụ.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.