Belgrade tố Kosovo ‘chiếm’ đô thị của người Serb

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các quan chức sắc tộc Albania trung thành với Pristina đã tiếp quản đô thị lớn nhất của người Serb ở phía bắc Kosovo.

Tòa nhà hội đồng thành phố Bắc Mitrovica, ngày 14/12/2022
Tòa nhà hội đồng thành phố Bắc Mitrovica, ngày 14/12/2022

Hội đồng thành phố mới của Bắc Mitrovica đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 14/12 dưới sự bảo vệ của cảnh sát vũ trang, để thay thế các quan chức Serb đã từ chức tháng trước. Serbia cho biết động thái này nhằm thanh lọc sắc tộc.

Khi 16 thành viên mới tuyên thệ nhậm chức, cờ Serbia đã bị gỡ bỏ khỏi các phòng hội đồng, theo hãng tin RT. Một số xe bọc thép của lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR của NATO tuần tra bên ngoài tòa nhà.

Mặc dù các quan chức người Serb ở đây giành được hơn 90% số phiếu bầu tại địa phương vào tháng 10/2021, nhưng tất cả các thành viên này đã từ chức vào tháng trước, để phản đối việc Pristina coi việc đặt biển số xe Serbia là trái pháp luật.

Tuy cuối cùng chính phủ Kosovo cũng từ bỏ kế hoạch đó, nhưng dưới áp lực của EU và Hoa Kỳ, họ đã sử dụng các vụ từ chức trên để thay những người dân tộc Serb bằng các quan chức của mình.

Động thái này diễn ra cùng ngày khi chính phủ ở Pristina đăng ký làm thành viên EU một cách long trọng. Tổng thống Vjosa Osmani nói rằng Kosovo xứng đáng gia nhập khối với tư cách là “một quốc gia hòa bình và tôn trọng nhân quyền”.

Ủy viên chính phủ Serbia Petar Petkovic tại Kosovo, đã gọi hội đồng mới là “vi phạm tất cả các thỏa thuận, bao gồm cả luật riêng của Pristina”.

Ông Petkovic lưu ý rằng không ai bầu hoặc thậm chí bỏ phiếu cho các thành viên hội đồng mới. Ông cũng cáo buộc thủ tướng Albin Kurti cố tình hủy bỏ các cuộc bầu cử mới để chính phủ của ông có thể chiếm đoạt các chức vụ do các quan chức người Serb nắm giữ.

Ông Kurti tìm cách “lấy đi những quyền cuối cùng còn lại của người Serb” để tạo ra “một Kosovo-Metohija đơn sắc tộc, nơi không còn người Serb nào nữa” - ông Petkovic nói với các phóng viên.

Tuần trước, Pristina gửi hàng trăm cảnh sát vũ trang hạng nặng đến Bắc Mitrovica trong cái mà họ gọi là “các biện pháp cần thiết, hợp lý và hợp pháp để thực thi luật pháp và quyết định của các cơ quan nhà nước Kosovo”.

Serbia cho đây là một chiến dịch lạm dụng và nói rằng họ sẽ yêu cầu đưa lực lượng cảnh sát của mình trở lại tỉnh ly khai, theo Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ Gabriel Escobar cho biết Hoa Kỳ "dứt khoát" phản đối ý tưởng đó. Tuy nhiên, ông kêu gọi người dân tộc Albania thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước của họ và thành lập hiệp hội các thành phố tự trị của người Serb. Pristina đã từ chối làm như vậy.

NATO nắm quyền kiểm soát Kosovo vào năm 1999, sau khi ném bom Serbia. Chính phủ lâm thời sắc tộc Albania tuyên bố độc lập vào năm 2008, nhưng Belgrade không công nhận. Ngoài ra, 5 quốc gia thành viên EU cùng với Nga và Trung Quốc cũng không công nhận.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.