Bắt giữ 2 phương tiện sử dụng xung điện "tận diệt" thủy sản vùng biển Ninh Bình

GD&TĐ - Sáng 28/5 Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình cho biết, Đồn Biên phòng Kim Sơn và Hải đội 2 vừa phát hiện bắt giữ 2 phương tiện đang có hành vi sử dụng xung điện khai thác thủy sản trái phép.

Lực lượng chức năng bắt giữ tauuf khai thác thủy sản trái phép.
Lực lượng chức năng bắt giữ tauuf khai thác thủy sản trái phép.

Theo đó, vào hồi 22h15 ngày 26/5, trong khi làm nhiệm vụ phối hợp tuần tra, kiểm soát, Tổ công tác Đồn Biên phòng Kim Sơn và Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình) phát hiện bắt giữ 2 phương tiện đang có hành vi sử dụng xung điện khai thác thủy sản trái phép theo kiểu “tận diệt” trên vùng biển tỉnh Ninh Bình.

Các phương tiện bị bắt giữ là: tàu TH-3225-TS, công xuất 41 CV, gồm 3 thuyền viên, do ông Lê Doãn Đoàn (SN: 1972, làm Thuyền trưởng); tàu TH-3217-TS, công xuất 41 CV, gồm 3 thuyền viên, do ông Lê Doãn Luyện, (SN: 1973, làm Thuyền trưởng). 

Cả 2 chủ phương tiện trên đều có hộ khẩu thường trú tại phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tổ tuần tra đã đưa người, tang vật và phương tiện về Hải đội 2 để điều tra làm rõ. 

Qua đấu tranh, các chủ phương tiện đã thừa nhận hành vi sử dụng xung điện khai thác hải sản trên biển là vi phạm pháp luật.

Đồn Biên phòng Kim Sơn đã tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện, tịch thu toàn bộ tang vật và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục cho các ngư dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về việc cấm đánh bắt hải sản theo kiểu "tận diệt", bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời yêu cầu các chủ phương tiện cam kết không tái phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.