Bất động sản có xu hướng giảm giá mạnh vào thời điểm nào?

GD&TĐ - Theo Bộ Xây dựng, giá giao dịch bất động sản tiếp tục có xu hướng trong 6 tháng đầu năm, với thời điểm giảm nhiều là quý I/2023.

Bất động sản có xu hướng giảm giá mạnh vào thời điểm nào?

Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm giá giao dịch bất động sản tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022, trong đó thời điểm giá giảm nhiều là quý I/2023.

Cụ thể, giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2-6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6-10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8-11%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, có 4 nhà ở xã hội hoàn thành xây dựng với quy mô 934 căn hộ. Hiện có một dự án nhà ở xã hội với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới; 5 dự án với quy mô 1.908 căn đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; 397 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô 453.426 căn.

Liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản 6 tháng đầu năm, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường tiếp tục rơi vào trạng thái trầm lắng. Doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động… ảnh hưởng đến an sinh, trật tự xã hội.

Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại dù đã giảm lãi suất cho vay nhưng hoạt động tại thị trường vẫn chưa sôi động trở lại. Nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả phân khúc.

Giá giao dịch bất động sản 6 tháng đầu năm tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022. (Ảnh minh họa)

Giá giao dịch bất động sản 6 tháng đầu năm tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, nhà ở thương mại hoàn thành 25 dự án với khoảng 10.000 căn, đạt khoảng 50% so với 6 tháng cuối 2022. Hiện trên cả nước đang triển khai xây dựng 659 dự án (đạt khoảng 60,4% so với 6 tháng cuối 2022); khoảng 23 dự án đã được cấp phép mới (đạt khoảng 29,41% so với 6 tháng cuối 2022).

Ngoài ra, có 30 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (số lượng dự án bằng khoảng 37,5% so với 6 tháng cuối năm 2022).

Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, theo Bộ Xây dựng, bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 37,6% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm. Con số này tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản tháng 2/2023 là hơn 859.300 tỷ đồng.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ đẩy mạnh công tác tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực nhà ở và thị trường; tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực hiện đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Đồng thời, các đơn vị chức năng cập nhật, vận hành hiệu quả hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cân đối lại cung cầu, cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản, tăng nguồn cung. Đặc biệt là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Theo Báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2023 của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp giải thể trên thị trường là 341 doanh nghiệp, tăng 30,2%.

Số doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.816 doanh nghiệp, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.