554 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm

GD&TĐ - Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước, với 554 doanh nghiệp.

554 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng xây dựng có 6.745 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,7% và có 581 doanh nghiệp giải thể, tăng 2,8%.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp.

Báo cáo chuyên đề Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố cho thấy, chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc do các chủ đầu tư, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Thị trường bất động sản trầm lắng, diễn biến khó khăn chưa từng có trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo đó, khó khăn về dòng tiền, huy động vốn tín dụng; điều kiện cho vay bị siết chặt, sức mua chưa có dấu hiệu cải thiện… là những nguyên nhân khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Trong đó, 39% doanh nghiệp có doanh thu quý I/2023 sụt giảm tới 20% - 50% và 61% sụt giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Những con số trên cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa của thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2022 đến hết quý I/2023, thị trường bất động sản luôn trong trạng thái "khát" nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung nhà ở giá bình dân, phù hợp với khả năng tài chính của phần đông người dân.

Bước sang năm 2023, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)

Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng ngày 8/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thừa nhận sự khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu làm ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vướng xử lý trái phiếu chủ yếu do vấn đề quản lý, khâu luân chuyển dòng tiền có nhiều vấn đề, chưa hợp lý và có nhiều vi phạm thời gian qua.

"Hơn nữa, thị trường trái phiếu chưa có sự bền vững về cơ cấu sản phẩm, nhiều rủi ro cho thị trường bất động sản. Sau dịch Covid-19, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính do đó thanh khoản của doanh nghiệp riêng lẻ gặp khó. Lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 lên tới gần 290.000 tỷ đồng", Phó Thủ tướng nhận định.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, trong giai đoạn này, các nhà phát triển bất động sản cần tái cấu trúc sản phẩm, tập trung vào phân khúc phục vụ nhu cầu ở thật để thị trường bất động sản vượt qua khó khăn.

Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định, trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp phải tiếp tục lựa chọn các dự án để đầu tư có trọng tâm trọng điểm để làm sao các sản phẩm sớm thanh khoản, tránh tình trạng dự án dàn trải.

“Thậm chí phải tái cấu trúc lại để tập trung nguồn lực từ những dự án chưa có triển vọng sang các dự án sớm có sản phẩm đưa vào thị trường”, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh Thiết kế nội thất Betaviet activate aio tools Lựa chọn bàn máy tính Hòa Phát đẹp Khu đô thị Hồng Hạc City Shophouse Sông Town Cam Ranh mở bánShophouse The Global City thẩm định giá Quảng Trị Chung cư The senique CapitalandTrang thông tin batdongsancentral tin alma resort mới nhấtDự án Eaton park Kênh mua bán đất lâm đồng Datnenlamdong.com.vn