Bảo tồn nét đẹp văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

GD&TĐ - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng do Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa thực hiện tại đền Lưu Phái (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội) cho thấy giá trị văn hóa cộng đồng của loại hình này

Nghi lễ nhập hồn của các vị thánh trong hầu đồng để cầu mong quốc thái dân an
Nghi lễ nhập hồn của các vị thánh trong hầu đồng để cầu mong quốc thái dân an

Nét văn hóa đẹp

Trong không khí những ngày đầu năm mới 2022, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với nghi lễ hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trong đó, hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc, quốc thái dân an.

Nghi lễ tín ngưỡng diễn ravào ngày 16/2,có sự tham dự của đại diện UNESCO tại Việt Nam và  sự hỗ trợ của Công ty cổ phần đầu tư Laicity. Thông qua trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa, cùng hiện thân của các thần linh đã được “lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật thể hiện nét văn hóa vô cùng phong phú và sinh động, một “bảo tàng sống” của văn hóa Việt Nam.

Sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian trong nghi thức hầu đồng
Sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian trong nghi thức hầu đồng

Tại nghi lễ hầu đồng, sự xuất hiện những nhân vật mang điệu múa khác nhau với những tính cách khác nhau như: múa mồi, múa kiếm, múa chèo đò… Những nhân vật, những tính cách khác nhau ấy, múa và hát văn cũng có những làn điệu thích hợp. Điều đó cho thấy sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian, của nghệ thuật hát văn trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nhân lên giá trị văn hóa

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. Giúp người dân nhận thức sâu sắc thêm về di sản để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam
Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam 

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh, phát huy giá trị của cộng đồng. Nghi thức bao gồm rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, vũ đạo, hát văn, lễ hội dân gian, các nghi thức trong việc thờ mẫu.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hơn 30 năm qua, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa cho rằng: Thời gian qua Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được thực hành rất hiệu quả, đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Để phát huy giá trị văn hóa của di sản, cần nỗ lực rất lớn của cộng đồng để phát huy các giá trị nhân văn cao đẹp, ca ngợi hình tượng Mẫu như biểu tượng của lòng từ bi và khoan dung, tôn trọng và thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại văn

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Trong văn hóa truyền thống của Việt Nam thường có lễ Tết thượng nguyên đầu năm để cầu mong cho mọi người một năm mới có nhiều sức khỏe, đất nước Việt Nam bình an, thịnh vượng, thế giới được hòa bình. Ngày 1/12/2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại Ethiopia, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ