Bão số 5 áp sát Quảng Bình - Quảng Nam

Lúc 4h sáng 18/9, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 5 đã vào đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Bão duy trì sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.

Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 25 km/h và đi vào đất liền khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Lúc này, sức gió mạnh nhất giảm xuống cấp 8-9, giật cấp 11.

Như vậy, bão số 5 di chuyển nhanh nhưng sẽ đổ bộ với cường độ gió giảm hơn so với dự báo trước đó. Sau khi đổ bộ, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng áp thấp, di chuyển đến khu vực Thái Lan.

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo Thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nhận định bão có thể đổ bộ đất liền từ Quảng Bình đến Quảng Nam vào trưa hoặc đầu giờ chiều 18/9. Khi đổ bộ, bão mạnh cấp 9, giật cấp 12 nên gây ra gió trên đất liền mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Chỉ trong 3 giờ qua, mưa lớn hơn 100 mm đã xuất hiện tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Trong 3-6 giờ tới, các địa phương này tiếp tục hứng chịu mưa lớn với lượng phổ biến 40-60 mm, có nơi trên 100 mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất và ngập cục bộ xảy ra khi mưa lớn trút xuống trong thời gian ngắn.

Do ảnh hưởng của bão số 5, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ, đảo Lý Sơn) có gió bão mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động dữ dội.

Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, riêng phía nam vịnh có nơi cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có khả năng sóng cao 3-5 m kết hợp với nước dâng do bão cao từ 0,5-1 m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển.

Trên đất liền, ngày và đêm nay (18/9), khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất lớn với lượng phổ biến 200-300 mm, có nơi mưa trên 400 mm. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mưa 50-150 mm/đợt.

Theo Zingnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.