Báo Mỹ gọi tên hệ thống phòng thủ nổi tiếng nhất thế kỷ 21

GD&TĐ -Theo tạp chí Military Watch của Mỹ, chính hệ thống S-300PMU của Nga là vũ khí phòng thủ nổi tiếng nhất và dễ nhận biết nhất thế kỷ 21.

Hệ thống S-400 của Nga.
Hệ thống S-400 của Nga.

Báo Mỹ cho biết, sự phát triển hệ thống phòng không S-300PMU đã đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi mang tính cách mạng của lực lượng phòng thủ hiện đại của Nga ngày nay.

"Trong thế kỷ 21, tổ hợp S-300 có lẽ là hệ thống phòng không nổi tiếng và dễ nhận biết nhất trên thế giới", tờ Military Watch viết.

S-300PMU-1 được giới thiệu vào năm 1992 và được nâng cấp lớn so với các hệ thống cũ với tên lửa 48N6 có tầm bắn chính xác đạt 195 km và tốc độ cực đại lên tới Mach 5,8.

Chúng nhỏ hơn, cho phép phóng từ các bệ di động và dẫn đến khả năng sống sót của các hệ thống phòng không tầm xa của Nga gia tăng mang tính cách mạng. Quân đội Nga đã phát triển hệ thống phòng không S-00PMU-2 và sau này đổi tên thành S-400.

Các nhà quan sát lưu ý rằng hệ thống này có tầm bắn 250 km, sau đó được tăng lên 400 km và các tên lửa siêu thanh của nó có thể đánh chặn các vật thể bay của đối phương ở tốc độ trên Mach 8.

"Dấu mốc quan trọng đó trong quá trình phát triển nền tảng này giải thích cách nó có được vị trí quan trọng như vậy trong việc bảo vệ nước Nga", tạp chí Military Watch cho biết.

Tổ hợp S-400 của Nga (NATO định danh là SA-21) đang được coi là hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới. Chúng có thể bắn hạ mọi đối thủ, từ tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo.

Tổ hợp đánh chặn này có tầm bắn tối đa lên tới 400km, độ cao tối đa có thể vươn tới là 50km, đi kèm với hệ thống radar được cho là có khả năng phát hiện các tiêm kích tàng hình tốt nhất thế giới của Mỹ.

Sức mạnh đáng sợ của S-400 tới từ khả năng khóa 300 mục tiêu cùng lúc và bắn hạ 36 mục tiêu trong số này. Ngoài ra, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.

Quá trình phát triển tổ hợp S-400 được cho là đã bắt đầu từ những năm 1980, nhưng chỉ được công bố rộng rãi vào năm 1993. Vì các hạn chế trong ngân sách, tổ hợp này có cấu trúc tương đồng tới 70% so với người tiền nhiệm S-300.

Sự khác biệt lớn nhất là ở hệ thống radar hiện đại trên S-400, phần mềm điều khiển được cải tiến, cùng với đó là những loại tên lửa tiên tiến nhất. Một đặc điểm nổi bật khác của tổ hợp S-400 là khả năng chống lại các cuộc tấn công công nghệ cao.

Các biện pháp chống tác chiến điện tử cho phép radar Nebo-M của S-400 thay đổi tần số nhanh để tránh việc bị làm nhiễu và cải thiện khả năng theo dõi mục tiêu di chuyển với tốc độ cao.

Không chỉ nổi bật với khả năng tác chiến điện tử, Bộ Quốc phòng Nga còn khẳng định, Nebo-M có khả năng chống lại các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất, kể cả F-35 của Mỹ.

Về bản chất, các máy bay chiến đấu tàng hình được phát triển để đối phó với các radar sử dụng tần số cao là C, X và K, vốn có khả năng cung cấp hình ảnh chính xác để các tên lửa hành trình xác định mục tiêu.

Nhưng chúng lại bỏ qua các radar tần số thấp như L và S, bởi chúng không thể cung cấp dữ liệu chính xác để các hệ thống phòng không "khóa" mục tiêu.

Để giải quyết vấn đề này, Nebo-M sử dụng một lúc 3 mảng radar tần số khác nhau. Hai trong số này là radar tần số thấp, Nebo SVU ở băng tần VHF và Protivnik G ở băng tần L, có nhiệm vụ chính là phát hiện sự hiện diện của tiêm kích tàng hình.

Dĩ nhiên, chúng không thể cung cấp chính xác hình ảnh và tọa độ cho các tên lửa hành trình, nhưng khi được kết nối với radar Gamma S1 tần số X, Nebo-M có thể theo dõi máy bay tàng hình một cách hiệu quả, thậm chí là khóa mục tiêu.

Đặc biệt, S-400 và bản tiền nhiệm của chúng còn có khả năng đối phó tốt với mục tiêu tàng hình. Bởi lực lượng phòng thủ Nga từng khẳng định các radar ở dải tần số thấp của Nebo-M có thể phát hiện tiêm kích tàng hình F-117 Nighthawk ở khoảng cách 350km trong điều kiện bình thường, ở khoảng cách 72km nếu bị gây nhiễu.

Tuy nhiên, tiết diện chống phản xạ radar của F-117 là tương đối lớn, gấp đôi F-35 và gấp 30 lần so với F-22, nên việc phát hiện "Chim ưng đêm" không quá khó khăn. Nếu lấy khung tham chiếu là F-117, các chuyên gia quân sự cho biết, S-400 có cơ hội khóa mục tiêu vào F-35, nhưng chỉ khi tiêm kích này cách tổ hợp tên lửa 32km.

Nếu S-400 không thể ngắm xa hơn khoảng cách này, F-35 gần như giành chiến thắng 100% nhờ công nghệ tên lửa tàng hình chuyên diệt radar (AARGM-ER), hoạt động dựa theo nguyên lý bám theo tần số radar tìm nguồn phát. Tên lửa được trang bị trên F-35 có tầm bắn trung bình 96km, tức nó có thể tìm và tiêu diệt S-400 ở khoảng cách an toàn, ngay cả khi hệ thống phòng không này tắt các radar phát sóng.

Tuy nhiên, báo Mỹ thừa nhận rằng, trong thực tế sẽ không có cuộc đối đầu 1-1 nào diễn ra theo lý thuyết cả, bởi S-400 hiệu quả nhất khi là một phần của Lưới phòng không tích hợp (IADS).

Trong trường hợp này, F-35 sẽ gặp khó khăn bởi tổ hợp của Nga có sự trợ giúp của các máy bay trinh sát và cảnh báo trên không, cùng với đó là các hệ thống phòng không khác hoạt động trong cùng mạng lưới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.