Báo Mỹ chứng minh BRICS vượt qua G7 về sức mạnh kinh tế

GD&TĐ - Theo một báo cáo, tỷ trọng của BRICS trong GDP toàn cầu tính theo PPP sẽ cao hơn gấp đôi so với G7 vào năm 2040.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Theo hãng tin Bloomberg, tỷ trọng của BRICS về GDP trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ vượt xa tỷ trọng của các nền kinh tế phát triển lớn của G7.

BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng nhóm này sẽ có sự tham gia của Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và UAE vào tháng 1.

Câu lạc bộ G7 gồm các nước công nghiệp phát triển và phát triển gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ý, Đức và Nhật Bản.

Báo cáo chỉ ra rằng BRICS mở rộng đã lớn hơn G7. Năm 2022, khối này chiếm 36% nền kinh tế toàn cầu, so với 30% G7.

Theo Bloomberg, thực tế, BRICS+ và G7 sẽ hoán đổi vị trí cho nhau về quy mô trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2040.

Tờ báo này cũng chỉ ra rằng nhóm kinh tế BRICS mở rộng sẽ bao gồm một số nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cụ thể là Ả Rập Saudi, Nga, UAE và Iran, cũng như một số nhà nhập khẩu lớn nhất của họ là Trung Quốc và Ấn Độ.

Báo cáo cho biết thêm: “Nếu BRICS thành công trong việc chuyển một số giao dịch dầu mỏ sang các loại tiền tệ khác, điều đó có thể có tác động dây chuyền đến tỷ trọng của đồng USD trong thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối toàn cầu”.

Các thành viên BRICS đã tích cực làm việc để từ bỏ đồng bạc xanh trong giao dịch của họ.

Trong khi nhấn mạnh những lợi thế của BRICS, như quy mô, sự đa dạng và tham vọng của nhóm, báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức mà nhóm này phải đối mặt.

Trong đó có suy thoái kinh tế của Trung Quốc, không thể thoát khỏi đồng USD trong giao dịch xăng dầu trong tương lai gần, cũng như sự 'miễn cưỡng' trong việc thúc đẩy một giải pháp thay thế duy nhất.

Bloomberg kết luận: “BRICS sẽ thay đổi thế giới, nhưng có lẽ nguyên nhân do tỷ trọng GDP của họ ngày càng tăng và do hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau của họ nhiều hơn là do thông qua việc hiện thực hóa các kế hoạch lớn từ các nhà hoạch định chính sách”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.