Bạo lực học đường - báo động sự nổi loạn

GD&TĐ - Thực tế vài năm gần đây cho thấy, cùng với bạo lực học đường ngày càng phát triển thì bạo lực nhóm học sinh nữ cũng ngày càng diễn ra nguy hiểm.Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe mà thậm chí cả tính mạng học sinh nữ mà còn tác động xấu tới truyền thống văn hóa, kỉ cương xã hội đặc biệt sự bất ổn môi trường học đường.

Bạo lực học đường - báo động sự nổi loạn

Ngày càng khó kiểm soát

Ý thức được tính chất nguy hiểm nghiêm trọng của bao lực học đường, hầu hết các trường học đã tích cực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh song trong môi trường học đường vẫn xảy ra hiện tượng bạo lực học đường. Đáng nói bạo lực học đường giờ đây diễn ra nhiều với học sinh nữ. Cụ thể bạo lực diễn ra giữa nam với nữ; nữ với nữ. Và cuối cùng các vụ bạo lực thì học sinh nữ thường là nạn nhân, chịu hậu quả nghiêm trọng.

Bạo lực học đường tấn công vào học sinh nữ đang có chiều hướng gia tăng, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề . Trước tiên đối với nạn nhân là học sinh nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, thể xác. Mức độ tổn thương, những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Ngoài ra bạo lực còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân, bạn bè và tạo nên tính bất ổn, thiếu trật tự,kỉ cương trong xã hội.

Đặc biệt là các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ tai tiếng sau đó tung lên mạng nhằm muốn được nổi tiếng hoặc dùng để dằn mặt đối phương. Tình trạng này đã góp phần vào việc khiến cho trật tự xã hội ít nhiều bị thay đổi, đời sống của học sinh nói chung, học sinh nữ nói riêng phải đắn đo. Quan trọng hơn cả là làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường…

Hậu họa tuổi mới lớn

Từ thực trạng bao lực học đường đối với học sinh nữ hiện nay cho thấy, các nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, mặt khác cần đề ra hàng loạt giải pháp để phòng tránh và xử lý tình trạng trên. Ví như tại Trường THCS Tô Hoàng còn đặc biệt chú trọng trang bị kĩ năng tự vệ - biện pháp hữu hiệu chống bạo lực học đường cho học sinh nữ.

Nhà trường đã phối hợp với các cơ quan tổ chức tốt các chương trình giáo dục kĩ năng sống như: giao lưu chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi tài giỏi”; “Tình bạn - tình yêu tuổi học trò”; “Phát huy năng lực bản thân”… Các em đã được rèn luyện kĩ năng làm chủ công nghệ thông tin, kĩ năng làm chủ và xử lý tình huống, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn… để tỉnh táo, bình tĩnh hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày… Với những biện pháp đồng bộ và toàn diện, trường THCS Tô Hoàng đã xây dựng một môi trường thân thiện và an toàn cho các em HS nữ. Và nỗ lực ấy đã bước đầu ghi dấu bằng sự chuyển biến rõ rệt về mặt đức dục của HS nhà trường.

Hay như kinh nghiệm của tại trường THCS Thăng Long, BGH nhà trường đã chỉ đạo ngay từ khi nhận lớp ngoài việc tìm hiểu học bạ, sơ yếu lý lịch và hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, các giáo viên chủ nhiệm còn đặt kế hoạch tìm hiểu địa bàn sinh sống của học sinh để tiện cho việc phân công đôi bạn cùng tiến và chia nhóm kịp thời thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh và các gia đình học sinh cùng khu vực nhằm kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và tổ dân phố trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Bạo lực học sinh nữ giờ đây không chỉ là một vài hiện tượng cá biệt mà có xu hướng gia tăng về vụ việc, mức độ. Khi bạo lực học đường tấn công vào học sinh nữ đã khiến không ít trường học còn lúng túng trong việc giáo dục kĩ năng phòng vệ cũng như xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện với học sinh nữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.