Bangladesh thiếu trầm trọng giáo viên phổ thông, đại học

GD&TĐ - Bà Dipu Moni, Bộ trưởng Giáo dục Bangladesh, mới đây cho biết 43 trường đại học công lập tại quốc gia này đang thiếu khoảng 4.150 giảng viên.

Thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục sau dịch Covid-19.
Thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục sau dịch Covid-19.

Trong khi đó, ở bậc phổ thông, hàng nghìn vị trí việc làm dành cho giáo viên đang bỏ trống.

Đơn cử, tại Trường Trung học chính phủ Kendua Joyhari Spry, Netrokona, chỉ có 8 giáo viên giảng dạy cho hơn 700 học sinh. Điều này đồng nghĩa một giáo viên phải quản lý 89 học sinh, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chuẩn là 1:20.

Ông Rokon Uddin Khan, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chúng ta đã đề nghị chính quyền địa phương tuyển thêm giáo viên từ đầu năm 2021 vì lo ngại việc học trực tiếp bị cản trở. Trường sẽ không thể duy trì hoạt động với số lượng giáo viên ít ỏi như vậy”.

Theo Cục Thống kê và Thông tin Giáo dục Bangladesh, tỷ lệ trung bình giáo viên trên học sinh ở các trường tiểu học, trung học công lập lần lượt là 1:37 và 1:45. Trên con đường trở thành nước thu nhập trung bình cao, tỷ lệ này còn thấp hơn mức trung bình của những quốc gia thu nhập thấp. Ở các nước thu nhập trung bình, tỷ lệ là 1:24 ở cấp tiểu học và 1:28 với bậc trung học.

Các chuyên gia lo ngại tình trạng thiếu giáo viên khiến nền giáo dục quốc gia khó có thể phục hồi sau dịch Covid-19. Ước tính, Bangladesh cần tuyển dụng 50 nghìn giáo viên cấp tiểu học, trung học trong thời gian tới.

Do đó, chính phủ cần tăng cường tuyển dụng, có chế độ đãi ngộ tương xứng để thu hút giáo viên; đồng thời, tăng cường đầu tư vào giáo dục, vốn chỉ chiếm 2,09% GDP cả nước.

Theo Dhaka Tribune

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.