Bangladesh: Tang thương cảnh đưa tiễn nạn nhân sập nhà

Bangladesh: Tang thương cảnh đưa tiễn nạn nhân sập nhà

(GD&TĐ) – Thị trưởng thành phố nơi có tòa nhà 8 tầng bị sập làm chết hơn 400 người đã bị thôi việc vào hôm 3/5 – một quan chức chính phủ Bangladesh cho biết – khi các nhân viên cứu hộ vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm thi thể nạn nhân trong đống đổ nát.

Workers dig mass graves during a mass burial of unidentified garment workers, who died in the collapse of the Rana Plaza building in Savar, in Dhaka May 1, 2013. REUTERS/Khurshed Rinku
Công nhân tiến hành đào khu chôn cất tập thể cho các nạn nhân của vụ nhà sập 

Thảm họa sập nhà máy ở Bangladesh xảy ra hôm 24/4 đã khiến cả thế giới phản đối về điều kiện làm việc kém an toàn và mức lương thấp tại nhiều nhà máy quần áo phục vụ cho các nãn hiệu phương Tây. Giáo hoàng Francis đã mô tả điều kiện của những công nhân đã thiệt mạng giống như “nô lệ lao động”.

Công tác cứu hộ đang diễn ra chậm chạp mặc dù có nhiều máy móc hỗ trợ tại tòa nhà sập. Số người chết đã lên tới 430 người.

Thị trưởng Mohammad Refat Ullah của thành phố Savar đã bị thôi việc vì đã đồng ý cho tiến hành xây dựng tòa nhà Rana Plaza. Được biết, chính quyền Savar không có thẩm quyền cho phép xây tòa nhà 5 tầng ở địa điểm này và 3 tầng nữa đã được xây một cách bất hợp pháp.

Chủ của tòa nhà là Mohammed Sohel Rana, cùng với cha mình là Abdul Khalek, cũng nằm trong số 8 người đã bị bắt. Cảnh sát đang tìm kiếm ông chủ thứ 5 của nhà máy là công dân Tây Ban Nha có tên David Mayor.

Workers dig mass graves during a mass burial of unidentified garment workers, who died in the collapse of the Rana Plaza building in Savar, in Dhaka May 1, 2013
Người dân đứng xung quanh khu chôn cất tập thể của những nạn nhân không xác định được danh tính trong vụ sập nhà 

Có khoảng 3.000 người ở bên trong nhà máy được xây trên vùng đất lầy lội khi nó bị sập. Khoảng 2.500 người đã được cứu, trong đó nhiều người bị thương nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa được tìm thấy.

Khoảng 40 nạn nhân không xác định được danh tính đã được chôn cất.

Liên minh Châu Âu (EU) cho biết đang xem xét có hành động về thương mại đối với Bangladesh – Quốc gia được ưu tiên tiếp cận với thị trường châu Âu với các sản phẩm dệt may – nhằm tăng áp lực lên Dhaka buộc họ phải cải thiện các tiêu chuẩn an toàn lao động.

Khoảng 3,6 triệu người làm việc tại ngành dệt may của Bangladesh và nơi đây trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngành công nghiệp này tuyển hầu hết là phụ nữ với mức lương có khi chỉ là 38 USD/ 1 tháng.

Hà Châu (Theo Reuters)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.