Bản án cho những 'thiên thần chết chóc' của bệnh viện Lainz nước Áo

GD&TĐ - Những kẻ giết người hàng loạt chủ yếu làm việc một mình, nhưng đôi khi chúng gặp nhau và trở thành một nhóm tội phạm.

4 kẻ giết người hàng loạt gồm: Maria Gruber, Irene Leidolf, Stephanija Meyer và Waltraud Wagner.
4 kẻ giết người hàng loạt gồm: Maria Gruber, Irene Leidolf, Stephanija Meyer và Waltraud Wagner.

Từ những “thiên thần áo trắng”, chúng biến thành “thiên thần chết chóc” của Lainz, là một trường hợp đặc biệt vì có tới 4 kẻ phạm tội là những nữ phụ tá y tá tại Bệnh viện Đa khoa Lainz ở Áo.

4 kẻ giết người hàng loạt gồm: Maria Gruber, Irene Leidolf, Stephanija Meyer và Waltraud Wagner.

Những kẻ này là y tá bệnh viện với chức năng nghề nghiệp là chăm sóc bệnh nhân, nhưng chúng đã sát hại một cách có hệ thống rất nhiều bệnh nhân từ năm 1983 đến năm 1989 mới bị phát hiện và đưa ra ánh sáng công lý.

Bệnh viện Đa khoa Lainz được xây dựng vào năm 1839 và là một trong những cơ sở y tế lớn nhất ở Vienna, Áo. Tám cánh của bệnh viện được gọi là pavillion. Toà nhà Pavillion 5 tại Lainz được dành riêng cho những trường hợp khó khăn nhất - những bệnh nhân lớn tuổi, bị bệnh tâm thần hoặc cần được chăm sóc đặc biệt, nhiều người trong số họ mắc bệnh nan y.

Nhiều nhân viên ở bệnh viện cho rằng công việc ở toà đấy là tồi tệ nhất. Nơi đây được biết đến là “toà tử thần”, nơi những ca không còn hi vọng đến, những người bị đột quỵ hay đang hôn mê và chờ đợi lúc ra đi. Điều tồi tệ hơn là ở đây không được từ chối nhận bệnh nhân, dù có đầy đến đâu đi chăng nữa.

Waltraud Wagner là nữ trợ lý y tá 24 tuổi làm việc tại toà Pavillion 5. Các trợ lý của y tá được giao những công việc khó khăn và đòi hỏi khắt khe nhất từ việc dọn dẹp cho bệnh nhân hàng đêm đến lau máu và những chất bẩn khác trên giường sau khi một bệnh nhân qua đời.

Trong những ca trực đêm muộn này, các y tá phụ tá thường phải thực hiện những nhiệm vụ vượt quá trách nhiệm bình thường của họ, bao gồm cả việc tiêm thuốc vì các bác sĩ trực mệt mỏi đôi khi ngủ suốt ca và chỉ bị đánh thức trong những trường hợp khẩn cấp.

Wagner nhanh chóng bị áp đảo bởi công việc, nhưng đã cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình và nổi tiếng là một người chăm chỉ. Cô cũng được yêu thích trong số các y tá và trợ lý khác, nhiều người mô tả cô là người lạc quan và quyến rũ. Nhưng công việc và điều kiện ở Wardah đã ảnh hưởng đáng kể đến cô. Mỗi buổi sáng, cô rời bệnh viện trong tình trạng kiệt sức về tinh thần và thể chất.

Cô bị ảnh hưởng bởi những gì mình đã trải qua đến nỗi cô thường nôn mửa ngay khi về đến nhà. Làm việc với bệnh nhân giai đoạn cuối có thể gây ra một số vấn đề thực sự về mặt cảm xúc cho y tá và các nhân viên chăm sóc sức khỏe khác, nhìn thấy cái chết và đau khổ là điều đương nhiên rất khó chịu đựng và việc phải đối mặt với điều này là thường xuyên nếu bạn làm việc trong phòng bệnh giai đoạn cuối.

Wagner sau đó bắt đầu thấy rằng cái chết là một sự giải thoát cho cả bệnh nhân đang đau khổ và cho chính cô. Cô hiểu công việc của mình chỉ đơn giản là chờ người bệnh chết. Vì thế, Wagner đã quyết định làm tăng tiến độ quá trình này khi lần đầu tiên thực hiện một vụ giết người. Một bệnh nhân 77 tuổi cầu xin Wagner hãy chấm dứt nỗi đau khổ của mình, ả đã nghe theo bằng việc tiêm morphin quá liều cho bà. Wagner sau đó phát hiện ra mình thích đóng vai thượng đế, nắm giữ quyền sinh tử trong tay.

Wagner quyết định chia sẻ cái “cảm giác quyền lực” khi quyết định sự sống chết của bệnh nhân với 3 người bạn thân nhất của mình. Tất cả những người phụ nữ này đều là trợ lý y tá làm ca đêm ở Pavilion 5. Maria Gruber 19 tuổi là một học sinh bỏ học ở trường y tá và một người mẹ đơn thân; Irene Leidolf 21 tuổi đã kết hôn nhưng thích đi chơi với các cô gái hơn, và Stephinija Meyer, 43 tuổi và đã làm bà ngoại, đã ly hôn và di cư từ Nam Tư đến.

Wagner là người có sức thuyết phục cao, cho rằng “cái chết nhân đạo” cho những bệnh nhân đang vô cùng đau đớn là một hành động nhân từ. Cô thuyết phục họ rằng đó là điều đúng đắn nên làm. Tất nhiên, điều đó cũng có ích khi ít bệnh nhân hơn cũng giúp công việc của họ tại các phòng bệnh trở nên dễ dàng hơn. Một sự cân bằng quyền lực mới và khối lượng công việc nhẹ nhàng hơn đã thu hút cả 3 người phụ nữ. Bây giờ, Wagner đã có một đội hình và cô ta là thủ lĩnh của họ.

Phương thức hoạt động ban đầu của những kẻ giết người này là cho bệnh nhân dùng quá liều morphin hoặc các loại thuốc an thần khác. Họ đã sử dụng những loại thuốc không gây ra bất kỳ triệu chứng cực kỳ bất thường nào. Các trợ lý của y tá tự nhủ rằng họ được thúc đẩy bởi lòng thương xót, nhưng lý lẽ đó ngày càng yếu đi theo thời gian.

Chẳng bao lâu sau, họ không còn giả vờ đặt lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân của mình nữa. Thay vào đó, có vẻ như họ bắt đầu giết bất kỳ bệnh nhân nào gây ra vấn đề hoặc gây khó khăn cho cuộc sống của họ theo bất kỳ cách nào dù nhỏ nhặt. Pavilion 5 nhanh chóng trở thành như trại tập trung thời thế chiến. Chỉ cần bệnh nhân có một dấu hiệu khó chịu hoặc phàn nàn nhỏ nhất, Wagner và “các đệ tử” của mình sẽ lên kế hoạch giết bệnh nhân vào đêm hôm sau. Theo Wagner, những điều khó chịu bao gồm tiếng ngáy, việc vệ sinh ra ga trải giường, từ chối uống thuốc hoặc kêu gọi y tá giúp đỡ vào những thời điểm bất tiện. Những lúc như vậy, Wagner sẽ thông báo “Người này sẽ có được một tấm vé đến với Chúa.”

Cuối cùng, sau vài năm với cùng phương pháp gây nhàm chán, Wagner giới thiệu cho họ phương pháp “thuỷ trị liệu”, trong đó một người giữ đầu bệnh nhân và bịt mũi họ, trong khi người còn lại đổ nước xuống cổ họng nạn nhân. Nạn nhân phải liên tục nuốt nước bọt để tránh bị đuối nước. Nói cách khác, họ cần phải uống nước liên tục để tránh hít phải nước. Chỉ riêng việc cung cấp nước cũng có thể gây chết người, uống một lượng lớn nước trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, khiến não và tim ngừng hoạt động.

Trong trường hợp này, các nạn nhân đều gặp phải các biến chứng về sức khỏe và rất có thể 4 nữ trợ lý của y tá đã làm việc nhanh nhất có thể để tránh bị bắt.

Các bị cáo hầu toà. Waltraud Wagner (bên phải) và Irene Leidolf (trái)

Các bị cáo hầu toà. Waltraud Wagner (bên phải) và Irene Leidolf (trái)

Với những yếu tố này, có khả năng mỗi vụ giết người chỉ diễn ra dưới 30 phút, những cái chết này cũng tương đối dễ dàng che đậy. Và điều này là do nạn nhân chắc chắn đã hít phải một ít nước vào phổi. Điều này trông giống như chứng phù phổi hoặc sự tích tụ chất lỏng trong phổi, tình trạng này khá phổ biến ở người cao tuổi có bệnh tim tiềm ẩn. Do đó, những vụ giết người đã không bị phát hiện và chứng minh, và phương pháp tàn bạo này trở thành cách thức giết người chính của chúng. Lúc đầu, các vụ giết người diễn ra ngẫu nhiên và lẻ tẻ, nhưng đến năm 1987 tần suất của chúng ngày càng tăng. Trong 5 năm, bốn người phụ nữ đã có thể giết bệnh nhân mà không ai để ý, và theo một số ước tính, có thể họ đã có gần 50 nạn nhân.

Nhưng đến năm 1988, khi loạt vụ giết người của họ bước sang năm thứ sáu, tỷ lệ tử vong cao cuối cùng đã thu hút sự chú ý. Các công nhân khác trong bệnh viện có nghi vấn về số lượng lớn các thi thể được đưa ra khỏi khu 5 và tin đồn bắt đầu lan truyền về khả năng xảy ra hành vi đáng ngờ, nhưng không ai trong bệnh viện sẵn sàng xem xét kỹ hơn cho đến khi một phụ tá y tá khác bày tỏ mối lo ngại của cô ấy với bác sĩ trong toà Pavillion 5.

Cảnh sát cũng đã biết về những tin đồn và cố gắng bắt đầu một cuộc điều tra.

Nhưng ban quản lý Bệnh viện Đa khoa Lianz đã không chấp nhận những cáo buộc về sơ suất y tế. Bác sĩ trưởng khoa đã ngăn cản cảnh sát và từ chối để họ điều tra, đảm bảo với họ rằng không có điều gì bất thường xảy ra trong thời gian ông theo dõi.

Cuộc điều tra nhanh chóng thất bại và có thể khiến 4 nữ phụ tá y tá này cảm thấy quyền lực hơn trước. Có vẻ như họ không bị nghi ngờ. Họ tin chắc rằng sẽ không có ai bận tâm đến việc tìm kiếm kẻ giết người trong khu tử thần. Thế nên họ đã chủ quan.

Khoe khoang là một khía cạnh chung của những kẻ giết người hàng loạt tàn bạo, và 4 kẻ sát nhân này rất tự hào và thường khoe với nhau về nạn nhân của chúng. Wagner và đồng bọn cũng như thế. Chúng hay đi uống vài ly sau giờ làm việc, hồi tưởng lại những trường hợp đặc biệt khiến họ thích thú, cười nhạo những biểu cảm khi sắp qua đời của nạn nhân hoặc những người lên cơn co giật.

Vào tháng 2/1989, trong một lần uống rượu, họ đã cười khúc khích trước cái chết của Julia Drapal, người bị “điều trị” bằng phương pháp “thuỷ trị liệu” vì từ chối uống thuốc và gọi Wagner bằng một từ khó nghe. Một bác sĩ của bệnh viện Lainz đã tình cờ ngồi gần đó và ghi lại cuộc trò chuyện của họ. Kinh hoàng với những gì mình nghe được, anh lập tức báo cảnh sát. Sau cuộc điều tra kéo dài sáu tuần, “Thiên thần chết chóc” của Lainz đã bị bắt giữ.

Cuộc điều tra liên quan đến việc kiểm tra khoảng 300 người chết, nhưng vì đuối nước không để lại bất kỳ bằng chứng nào nên cảnh sát chỉ có thể thu thập đủ bằng chứng cho 39 vụ giết người. Khi bị giam giữ, bọn tội phạm đã thú nhận đến 49 vụ giết người trong vòng sáu năm, từ 1983 đến 1989. Tuy nhiên, số vụ giết người có thể lên đến 200. Trong đó, Wagner được cho là đã tuyên bố 39 vụ là do riêng mình.

Ả nói: “Những người khiến tôi khó chịu đã được đưa thẳng đến một chiếc giường không tính phí để đến với Chúa nhân từ”. Stephanija Meyer thừa nhận đã giúp Wagner thực hiện một số vụ giết người và Irene Leidolf nói rằng cô tin rằng Wagner đã thực hiện 100 vụ giết người trong 2 năm cuối cùng khi họ còn phạm pháp.

Khi phiên tòa đến gần, Wagner ngày càng miễn cưỡng nói về tội ác của mình và không còn khoe khoang về 39 nạn nhân mà khẳng định chỉ có tối đa 10 bệnh nhân bị giết để xoa dịu nỗi đau của họ.

Thẩm phán và bồi thẩm đoàn gọi hành vi của các “thiên thần chết chóc” là tội ác tàn bạo và khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Áo.

Wagner bị kết tội 15 vụ giết người, 17 vụ cố ý giết người và hai tội hành hung, ả bị kết án tù chung thân.

Leidolf cũng nhận bản án chung thân vì liên quan đến Wagner, ả được kết án là có 5 tội giết người.

Mayer và Gruber mỗi người nhận 20 năm và 15 năm tù vì tội ngộ sát và cố ý giết người.

Tuổi thơ của Wagner vốn là một cô chị gái từ năm 12 tuổi đã nhận trách nhiệm chăm sóc 3 đứa em nhỏ, gia đình sống ở một vùng hẻo lánh. Sau đó cô còn được giao chăm sóc bà nội bị liệt do tai biến. Tất cả hoàn cảnh này đã khiến cô luôn mong muốn trở thành một người làm nghề y để có thể chăm sóc, chữa bệnh cho người khác. Ước mơ ấy đã đưa cô khi vào tuổi trưởng thành theo học y tá, nhưng do không vượt qua được các kỳ thi, nên cô đành bỏ học. Sau đó cô đến xin việc và may mắn được nhận vào làm phụ tá y tá tại Bệnh viện Đa khoa Lainz, một bệnh viện lớn ở Thủ đô nước Áo.

Nhưng con người cô ta quá nhanh tha hóa, khiến cô ta trở thành kẻ cầm đầu nhóm 4 kẻ sát nhân tàn bạo từ khi còn rất trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.