Bác sĩ tương lai viết đơn xin tham gia chống dịch

Bác sĩ tương lai viết đơn xin tham gia chống dịch

Trần Trung Anh (SN 1996) sinh viên năm thứ 6 Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Từ những ngày cuối tháng 3, cậu cùng 50 thành viên trong lớp viết đơn tình nguyện đứng vào hàng ngũ tuyến đầu chống dịch của tỉnh Thái Bình.

“Không chỉ riêng mình mà các bạn sinh viên trong lớp đều mong muốn được tham gia công tác chống dịch. Là sinh viên y dược, là các bác sĩ tương lai nên chúng mình không chỉ háo hức, nóng lòng mà còn coi đó là trách nhiệm”, Trung Anh chia sẻ.

Trong đơn, Trung Anh thay mặt các bạn bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở của cả nhóm khi chứng kiến các ca lây nhiễm ngày một gia tăng. Sau hai lần nắn nót lá đơn được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường và nhanh chóng được sự chấp thuận. Được thầy cô ủng hộ, đó là điểm tựa vững chắc về kiến thức và kinh nghiệm để các bác sĩ tương lai tự tin xông pha đầu tuyến chống dịch Covid-19.

“Các em hãy coi đó như là trách nhiệm, bổn phận, quyền lợi của mình. Thầy hy vọng với kiến thức và kỹ năng được trang bị trên ghế nhà trường, các em sẽ vượt qua khó khăn để vinh dự và tự hào là sinh viên y dược”.

PGS.TS Nguyễn Duy Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Sau đợt huấn luyện cấp tốc, Trung Anh được phân công về nhóm tình nguyện hỗ trợ tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh với nhiệm vụ báo cáo thống kê số người đi về từ vùng dịch, thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe đối tượng F1, F2, F3, F4, truyền thông đến cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Ngoài ra, các bạn sẽ hỗ trợ lấy mẫu tại khu cách ly, điều tra dịch tễ tại cộng đồng và góp ý những trường hợp khẩn cấp.

“Chỉ cần toàn dân ủng hộ, tuân theo khuyến cáo, chỉ định của Bộ Y tế thì bọn mình sẽ có thêm tinh thần, động lực để thực hiện công tác phòng chống dịch. Bản thân mình và các thành viên trong nhóm tình nguyện cũng xác định có thể bị cách ly khi có sự cố”, Trung Anh chia sẻ.

50 thành viên của lớp YHDP6K8, Trường Đại học Y Dược Thái Bình tình nguyện hỗ trợ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình công tác phòng chống dịch Covid-19. Các tình nguyện viên sẽ hoạt động tại trung tâm, khu cách ly và tại các chốt kiểm dịch. Tại trung tâm, các tình nguyện viên hoạt động từ 7 giờ đến 17 giờ, nếu việc chưa xong thì sẽ nghỉ muộn hơn. Tại khu cách ly, các tình nguyện viên chia thành nhóm và luân phiên nhau trực. Mỗi nhóm trực một ngày, từ 8 giờ sáng hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau, rồi nghỉ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hơn 50 sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình được điều động tham gia công tác phòng chống dịch tại 7 chốt: Cầu Tân Đệ (Vũ Thư), Cầu Triều Dương, cầu La Tiến, cầu Thái Hà (Hưng Hà), Cầu Nghìn, Hiệp (Quỳnh Phụ), Chốt sông Hóa (Thái Thụy). Mỗi nhóm chia làm 2 kíp trực 24/24 với các hoạt động hỗ trợ người dân khai báo y tế, đo thân nhiệt phục vụ công tác sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.