Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục nhận các ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi, gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy kịch ở trẻ.

Các dị vật với kích thước, hình dáng đa dạng từ đồ ăn đến đồ chơi. Ảnh: BV.
Các dị vật với kích thước, hình dáng đa dạng từ đồ ăn đến đồ chơi. Ảnh: BV.

Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.

Trong tháng 1/2023, Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một chuỗi 5 ca bệnh các bé trong độ tuổi nhỏ (1-3 tuổi) hóc dị vật.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cụ thể cách sơ cứu cơ bản khi trẻ mắc dị vật đường thở như sau:

Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở: đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Nếu trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện các thủ thuật sơ cứu sau:

Sơ cứu trẻ dưới 2 tuổi mắc dị vật đường thở bằng cách vỗ lưng và ấn ngực.

Sơ cứu trẻ dưới 2 tuổi mắc dị vật đường thở bằng cách vỗ lưng và ấn ngực.

Trẻ dưới 2 tuổi:

Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.

Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Đối với trẻ lớn:

Trẻ còn tỉnh: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 – 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc, la lên được.

Trẻ hôn mê: Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ. Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Bác sĩ lưu ý, không nên can thiệp nếu trẻ vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được, mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Tuyệt đối không cố móc lấy dị vật ra vì có nhiều khả năng dị vật sẽ rơi vào sâu hơn, dẫn đến tắc đường thở, gây nguy cơ tử vong cao hơn.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.