Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo nguy cơ ung thư vú

Làm sao để biết những dấu hiệu nào trên cơ thể báo hiệu nguy cơ bạn có thể mắc ung thư vú?

Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo nguy cơ ung thư vú

Dưới đây là những thông tin mà bác sĩ Nagete Boukhezra, bác sĩ đa khoa tại phòng khám London Doctors Clinic, hướng dẫn chị em về cách phát hiện bệnh ung thư vú - một trong những bệnh ung thư phổ biến ở chị em phụ nữ.

1. Cách tự kiểm tra và thời gian tốt nhất để kiểm tra

Bất kì bác sĩ nào cũng khuyến cáo chị em nên chú ý đến vùng ngực của mình để có thể dễ dàng và sớm phát hiện ra những dấu hiệu khác thường - rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú. Chính vì vậy mà điều quan trọng là chị em cần thường xuyên tự kiểm tra ngực để đảm bảo mình quen thuộc với bầu ngực của chính mình.

Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo nguy cơ ung thư vú mà chị em nào cũng cần cảnh giác - Ảnh 1.

Bất kì bác sĩ nào cũng khuyến cáo chị em nên chú ý đến vùng ngực của mình để có thể dễ dàng và sớm phát hiện ra những dấu hiệu khác thường - rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú.

Việc này nên được tiến hành mỗi tháng, lý tưởng nhất là vào giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt, khi ngực bạn không còn sưng nữa.

Việc kiểm tra chỉ mất vài phút thôi nên chị em đừng lười nhé:

- Hãy bắt đầu bằng việc nằm ngửa, đảm bảo ngực bạn phẳng đều trên ngực nhất có thể.

- Kiểm tra bên ngực phải trước.

- Đặt cánh tay phải ra sau đầu, dùng bàn tay trái để kiểm tra.

- Di chuyển các ngón tay – ngón tay để sát nhau và không cong gập – xung quanh ngực phải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, từ phía ngoài và dần đi về chính giữa.

- Kiểm tra toàn bộ ngực, bao gồm cả vùng nách và thay đổi áp lực từ nhẹ đến mạnh để đánh giá được mỗi tầng mô.

- Kiểm tra vùng nách và xương đòn. Kiểm tra núm vú xem có tiết ra bất cứ dịch gì không bởi cục u có thể nằm ẩn mình bên dưới núm vú.

- Lặp lại với phần ngực trái.

2. Cục u ở ngực có đặc điểm như thế nào?

Cục u có thể cứng hoặc mềm, không thể hoặc có thể dịch chuyển và có kích thước từ chỗ bằng hạt đậu tới mức lớn hơn, cũng như khác biệt về mức độ gây đau. Cách duy nhất để thực sự biết một cục u có lành tính hay không là bạn cần đi khám bác sĩ.

3. Các triệu chứng khác cần chú ý là gì?

Chúng bao gồm thay đổi ở kích cỡ và hình dáng ngực, tình trạng sưng lên ở nách và xương đòn, thay đổi ở kết cấu da hoặc ban đỏ và núm vú tụt vào hoặc núm vú tiết dịch.

4. Nên làm gì khi bạn phát hiện bất cứ triệu chứng nào đã kể trên hoặc tìm thấy một cục u?

Nếu bạn phát hiện một cục u, đừng hoảng sợ. 8/10 cục u lành tính. Như vậy có nghĩa là chúng có thể điều trị được và có thể sẽ biến mất.

Nhưng việc phát hiện sớm có ý nghĩa then chốt. Vì vậy, nếu tìm thấy một cục u ở ngực, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và xác nhận. Nếu bác sĩ nghi ngờ cục u liên quan tới thay đổi của hormone, bạn có thể được đề nghị trở lại thêm lần nữa để kiểm tra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt.

Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo nguy cơ ung thư vú mà chị em nào cũng cần cảnh giác - Ảnh 2.

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở chị em phụ nữ.

5. Còn điều gì nữa về ung thư vú mà mọi người cần biết?

Ung thư vú thường gặp hơn ở phụ nữ ngoài 50 tuổi.

Tại Anh, có chương trình tầm soát ung thư vú. Theo đó, phụ nữ trên 50 tuổi được chụp quang tuyến vú định kỳ 3 năm/lần.

Chúng giúp phát hiện khoảng 1/3 số ca ung thư vú và ước tính cứu sống 1.300 bệnh nhân hàng năm ở Anh. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú, ví dụ trong gia đình có người bị căn bệnh này, có thể đủ điều kiện để chụp quang tuyến vú trước khi 50 tuổi.

Nếu ung thư vú được phát hiện sớm thì cơ hội để bệnh nhận được phẫu thuật tái tạo ngực cao hơn cũng như tiên lượng tốt hơn. Nguyên nhân chính xác của ung thư vú chưa thực sự được hiểu đầy đủ và không thể biết liệu có thể phòng ngừa bệnh được không.

Tuy nhiên, có một số yếu tố nhất định được cholà làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú như sau:

- Tuổi tác - bởi nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên khi phụ nữ nhiều tuổi hơn

- Tiền sử bệnh trong gia đình

- Một chẩn đoán trước đó

- Lạm dụng đồ uống có cồn

Mặc dù không thể phòng ngừa ung thư, bạn có thể áp dụng một số thói quen bạn để giảm nguy cơ:

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh

- Tích cực vận động thể chất

- Ăn trái cây và rau

- Không hút thuốc lá

- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ung thư vú phát triển từ một tế bào ung thư phát triển trong lớp niêm mạc của ống dẫn hoặc thùy ở một bên vú.

Các tế bào ung thư được phân loại từ giai đoạn 1 (có nghĩa là một sự tăng trưởng chậm) lên đến giai đoạn 4 (giai đoạn tích cực nhất). Khi ung thư vú lan rộng vào mô vú xung quanh nó được gọi là ung thư vú "xâm lấn".

Các triệu chứng đầu tiên của ung thư vú thông thường là một khối u không đau ở vú, mặc dù hầu hết các khối u vú không phải ung thư và là những u nang đầy dịch, lành tính.

Nơi đầu tiên mà bệnh ung thư vú thường lan đến là các hạch bạch huyết ở nách. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phát triển một sưng hoặc có cục u trong nách.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.