Ba Lan: Dạy học sinh ứng phó tình huống khẩn

GD&TĐ - Bộ Giáo dục và Bộ Quốc phòng Ba Lan mới đây phối hợp triển khai chương trình 'Giáo dục cùng Quân đội'.

Một tiết học trong chương trình 'Giáo dục cùng Quân đội'.
Một tiết học trong chương trình 'Giáo dục cùng Quân đội'.

Chương trình nhằm hướng dẫn học sinh ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Hơn 3 nghìn trường học đã đăng ký tham gia. Chương trình gồm 3 khóa học kéo dài 3 - 6 tuần, nơi binh sĩ sẽ trực tiếp giảng dạy các kiến thức cơ bản về sơ cứu y tế, tìm nơi trú ẩn và phản ứng với các tình huống khẩn cấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, ông Władysław Kosiniak-Kamysz, nhấn mạnh: “Đảm bảo an ninh không chỉ là trách nhiệm của quân đội mà còn của xã hội. Tất cả người dân ở mọi lứa tuổi đều cần trang bị sức mạnh, khả năng tự ứng phó”.

Còn Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan, bà Barbara Nowack, khẳng định chương trình sẽ giúp trẻ em nhận thức mạnh mẽ về việc bảo vệ quê hương, phát triển lòng yêu nước và tự bảo vệ bản thân.

Phần lớn các trường học tại nước này đều hoan nghênh ý nghĩa thực tiễn của chương trình mới. Học sinh sẽ nhận được trải nghiệm thực tế thú vị, kiến thức sinh động để tự xoay xở khi đối mặt với tình huống khó khăn.

Chương trình “Giáo dục cùng Quân đội” ra đời trong bối cảnh Ba Lan đang nỗ lực nâng cao khả năng phòng thủ và ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.