Ba Lan giảng dạy giáo dục khí hậu cho học sinh tiểu học

GD&TĐ - Tỉnh Silesia, Ba Lan sẽ triển khai chương trình giảng dạy tích hợp về khí hậu và môi trường cho 16 trường tiểu học trên địa bàn.

Một tiết học ngoài trời của học sinh Ba Lan.
Một tiết học ngoài trời của học sinh Ba Lan.

Chương trình này nhận được sự ủng hộ từ Chính phủ Ba Lan và sẽ sớm triển khai trên toàn quốc.

Chương trình giảng dạy tích hợp được điều hành bởi chính quyền tỉnh Silesia, Ba Lan và các nhà nghiên cứu từ Đại học Silesia. Khoảng 70 giáo viên sẽ được đào tạo bài bản để trang bị kiến thức về khí hậu và môi trường, hỗ trợ thầy cô giảng dạy chương trình mới.

Chủ đề khí hậu và môi trường sẽ không giảng dạy như một môn học mới mà được “lồng ghép” vào bài giảng của tất cả các môn học đang có. Các chủ đề sẽ tập trung chính vào 4 yếu tố: Nước, lửa, đất và không khí.

Đại diện Đại học Silesia cho biết: “Mỗi yếu tố thiên thiên sẽ mở ra những chủ đề thảo luận mới về môi trường trong các tiết học. Học sinh có thể nói về chủ đề nước trong bối cảnh lũ lụt, băng tan hoặc thậm chí tính toán lượng nước cần thiết để tạo ra một chiếc quần bò”.

Ông Barbara Nowacka, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Ba Lan, cho biết, Bộ Giáo dục và bộ Môi trường nước này đang chuẩn bị các kế hoạch tương tự nhằm đưa yếu tố về khí hậu vào hầu hết mọi môn học. Đây là động thái của chính phủ mới đảm bảo các chính sách tốt hơn về khí hậu và môi trường.

Theo Notes From Poland

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.